Cách trị đau họng bằng muối hiệu quả và những lưu ý khi thực hiện
Cách trị đau họng bằng muối là phương pháp điều trị phổ biến nhất mà hầu như ai cũng biết mỗi khi đau họng. Muối có sức sát khuẩn rất cao, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của vi khuẩn nên hiệu quả của nó rất rõ rệt. Hơn thế nữa muối lại rất dễ mua, dễ sử dụng và phù hợp với nhiều đối tượng.
>> Chữa viêm họng bằng lá cây siêu tốc không cần dùng thuốc!
>> Mẹo hay chữa viêm họng bằng mướp đắng cho hiệu quả bất ngờ!
Cách trị đau họng bằng muối đơn giản, hiệu quả
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tại Việt Nam là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, đau họng là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm họng rất phổ biến mỗi khi thời tiết thay đổi. Nếu không điều trị bệnh kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người bệnh. Kèm theo đó là các triệu chứng như rát họng, nuốt vướng, chán ăn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Ngay khi có triệu chứng đau họng, viêm họng, bạn hãy làm sạch họng bằng nước muối. Cách trị đau họng bằng nước muối này tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không hiểu đúng về nước muối sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn, gây tổn thương cho họng.
Khi súc miệng nên ngửa đầu ra sau để đạt hiệu quả tốt
Cách làm:
- Đầu tiên bạn phải làm sạch họng để loại bỏ vi khuẩn từ ngoài vào trong, không cho vi khuẩn từ khoang miệng tấn công vào họng. Bạn dùng nước muối súc miệng trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa sạch thì hãy súc miệng thêm một lần nữa.
- Ngậm một lượng nước muối vừa đủ rồi ngửa cổ ra sau để nước muối chạm thành sau họng. Dùng hơi đẩy nước muối ra ngoài tạo thành tiếng kêu khò khò trong khoảng 30 giây. Nhổ nước cũ đi rồi tiếp tục lặp lại từ 3-4 lần với nước muối mới.
- Súc miệng lại bằng nước lọc để loại bỏ lượng muối dư thừa và mảng bám đã bong ra trong lúc súc miệng.
- Bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm, súc miệng vào buổi sáng, tối, sau khi ăn. Với những trường hợp đau họng nặng thì cứ 3 giờ lại súc họng một lần.
Bạn nên mua nước muối sinh lý tại quầy thuốc để đảm bảo nồng độ đạt chuẩn, phù hợp với cơ thể. Nếu dùng nước muối tự pha thì phải pha đúng theo tỉ lệ để đạt nồng độ chuẩn của nước muối sinh lý: 1 lít nước đun sôi để nguội pha cùng 9g muối.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng nước muối
Nước muối có tính sát khuẩn tốt, giúp giảm sưng, tiêu đờm, tiêu diệt vi khuẩn có hại, trị dứt điểm những cơn đau. Từ đó nhiều người lầm tưởng rằng khi pha nước muối, càng nhiều muối càng tốt, bệnh sẽ càng nhanh khỏi. Thậm chí rất nhiều người ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng.
Nhưng đây là sai lầm phổ biến và nghiêm trọng, là nguyên nhân gây ra những tổn thương cho niêm mạc họng, gây thừa muối cho cơ thể.
Nên dùng nước muối sinh lý để tránh gây tổn thương cho niêm mạc họng
Muối quá nhiều không chỉ khiến niêm mạc họng tổn thương mà còn khiến các chất nhầy bảo vệ niêm mạc họng, rút nước từ bên trong tế bào niêm mạc họng ra ngoài khiến các tế bào bị teo lại, tổn thương và chết dần, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ. Hậu quả là viêm họng kéo dài và chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Nước muối sinh lý được dùng trong y học có nồng độ tiêu chuẩn là 0.9%, để an toàn cho niêm mạc họng bạn nên mua nước muối sinh lý tại hiệu thuốc. Nếu tự pha thì nên pha đúng theo tỉ lệ đã nêu trên. Nước muối quá nhạt sẽ không thể tiêu diệt vi khuẩn. Nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương niêm mạc họng.
Phải pha nước muối theo đúng tỉ lệ tránh gây tổn thương họng
Sau khi súc miệng bằng nước muối xong, đừng quên súc miệng lại bằng nước lọc nhằm loại bỏ hết lượng muối còn dư thừa trong khoang miệng và họng đồng thời loại bỏ những mảng bám. Nhiều người nghĩ rằng không được súc lại bằng nước lọc vì nó sẽ làm mất đi tác dụng của nước muối nhưng đây hoàn toàn là quan niệm sai lầm.
Cách này cũng tương đối phù hợp với những trẻ nhỏ không thích đánh răng, hay ăn đồ ngọt và ghét phải uống thuốc.
Trên đây là cách trị đau họng bằng muối đơn giản nhất, phù hợp với mọi đối tượng và rât lành tính. Nếu không bị đau họng, bạn vẫn nên súc miệng bằng nước muối hàng ngày để ngăn ngừa bệnh viêm đường hô hấp cũng như các bệnh về răng miệng. Nếu muốn cơ thể khỏe mạnh, bạn nên phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Bài đọc thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!