Mách cha mẹ cách chữa viêm họng cho bé nhanh chóng, hiệu quả

Viêm họng là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Nếu không có phương pháp chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Dưới đây là những cách chữa viêm họng cho bé hiệu quả mà chúng tôi tổng hợp được, cũng như một vài lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị viêm họng. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

>> Những lưu ý cho cha mẹ khi bé bị viêm họng ho nhiều

>> Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Khi trẻ em bị viêm họng thường có một số dấu hiệu điển hình như: sốt cao, người mệt mỏi, đau rát họng dẫn tới chán ăn, bỏ bú… Thông thường, viêm họng ở trẻ chỉ kéo dài 1 vài ngày. Tuy nhiên, bệnh cũng rất dễ tái phát và sinh ra nhiều biến chứng như viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa hay cả viêm màng não rất nguy hiểm nếu không có những biện pháp chữa trị sớm và thích hợp.

Chữa viêm họng cho bé bằng cách nào?

Chữa viêm họng cho bé bằng cách nào?

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn các cách chữa viêm họng cho trẻ em phổ biến và hiệu quả nhất:

Chữa viêm họng cho bé bằng cách nào?

Viêm họng ở trẻ em hầu hết chỉ do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Đối với từng nguyên nhân lại có cách chữa trị khác nhau. Bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ để xác định rõ căn nguyên gây bệnh, từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Cách chữa viêm họng cho trẻ do vi khuẩn

Trong trường hợp bé bị viêm họng do vi khuẩn, các bạn có thể tham khảo chỉ định của bác sĩ để sử dụng một số loại kháng sinh, giúp trẻ đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Bạn có thể cho bé xông họng, khí dung bằng các loại kháng sinh, kháng viêm. Loại kháng sinh thường dùng nhất là rovamycin. Loại này rất tốt nhưng không phòng được thấp tim.

Vì vậy, người ta hay dùng nhóm benzylpenicilin như augmentin, amoxicillin cho trẻ em. Các loại kháng sinh này có thể tiêu diệt được vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A. Do đó nó khá phổ biến và thường rất hay được chỉ định.

Với viêm họng mạn tính ở trẻ, bác sĩ có thể cho súc họng bằng các dung dịch kiềm. Một số trường hợp có thể đốt hạt ở họng bằng muối bạc (NO3Ag), axit chromic, đốt điện, lazer CO2  hoặc nitơ bạc.

Chữa viêm họng do vi khuẩn ở trẻ em bằng kháng sinh

Chữa viêm họng do vi khuẩn ở trẻ em bằng kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh có thể gây một số tác dụng phụ cho trẻ như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó tiêu, phát ban, nổi mề đay… Đôi khi còn có những tác dụng phụ khác hiếm gặp do dị ứng hoặc sốc thuốc. Lúc này, cha mẹ cần cho bé dừng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Điều trị viêm họng do virus ở trẻ như thế nào?

Đối với trường hợp trẻ viêm họng do virus, mọi loại thuốc kháng sinh đều không có tác dụng. Thậm chí còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Điều trị viêm họng do virus ở trẻ em có những nhóm thuốc sau:

  • Nhóm giảm ho như atussin, siro phenergan, ho bổ phế, theralen…
  • Nhóm làm cho độ pH ở họng ổn định, giảm ngứa, giảm rát như rhinathiol viên hoặc siro, các loại thuốc ngậm như oropivalon, lysopaiin, các loại thuốc xịt như locatiotal…
  • Nhóm thuốc súc họng bằng các dung dịch kiềm như: nước muối sinh lý…
  • Nhóm giảm phù nề chống viêm, tan đờm như: alpha-chymotrypsin, mucomyst, mucosoval…
  • Các thuốc chống viêm nhóm glucocorticoid như dexamethason, prednisolon có tác dụng tốt với nhiều bệnh lý có viêm đường hô hấp ở trẻ em như hen phế quản, viêm tiểu phế quản…
  • Các loại thuốc bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Điều trị các triệu chứng thông thường khác của viêm họng

  • Sốt do viêm họng:

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ có thể sử dụng nhóm thuốc hạ nhiệt như efferalgan, paracetamol, aspegic… chỉ dùng khi nhiệt độ trên 38oC và sau 4 – 6 giờ mới dùng lại. Đồng thời nên tham khảo chỉ định của bác sĩ về liều lượng sử dụng.

Điều trị sốt do viêm họng ở trẻ

Điều trị sốt do viêm họng ở trẻ

Với trẻ dưới 1 tuổi khi bị sốt, có thân nhiệt trên 38°C thì cần nhanh chóng cho trẻ đi khám, tránh tự ý điều trị, vì trẻ sốt cao rất dễ dẫn đến co giật, gây nguy hiểm đến tính mạng.

  • Ho do viêm họng:

Đối với các trường hợp trẻ bị ho, cha mẹ có thể sử dụng một số loại viên ngậm, siro ho, kẹp bạc hà… để giảm cơn ngứa cổ, dịu họng và hạn chế cơn ho của trẻ.

Các thông tin trên đây là phương thức chữa viêm họng cho bé bằng các cách thức thông thường theo Tây y. Bên cạnh đó, có rất nhiều bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ mà cha mẹ có thể áp dụng. Đặc biệt là trong trường hợp trẻ bị viêm họng do virus thì dân gian là một phương pháp chữa trị an toàn, lại đem lại hiệu quả cao.

Chữa viêm họng cho bé bằng các bài thuốc dân gian:

Một số bài thuốc chữa viêm họng cho trẻ em được rất nhiều các bà mẹ tin dùng:

  • Bài thuốc từ lá húng chanh tươi và đường phèn
  • Sử dụng mật ong nguyên chất kết hợp với: chanh, quất, tỏi, gừng, trà gừng… (lưu ý chỉ sử dụng mật ong với trẻ trên 1 tuổi)
  • Dùng lá hẹ, đường phèn
  • Sử dụng nước gạo, rau diếp cá và đường…

Xem thêm: Chữa viêm họng cho bé bằng phương pháp dân gian với 5 bài thuốc đơn giản

Các bài thuốc dân gian đều cho hiệu quả trị bệnh khá tốt. Tuy nhiên, công dụng của thuốc nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé. Sau khi dùng thử các biện pháp dân gian mà bệnh không thuyên giảm, bạn cần đưa bé tới các cơ sở y tế để được khám chữa bằng các phương pháp khác.

Chữa viêm họng cho bé bằng các bài thuốc dân gian

Có nhiều bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho bé

Chăm sóc trẻ bị viêm họng như thế nào?

Trường hợp trẻ chỉ bị viêm họng nhé, lúc này chưa cần dùng thuốc. Cha mẹ nên cho bé nghỉ ngơi đầy đủ, giữ ấm cơ thể trẻ, nhất là các bộ phận như cổ, ngực và gan bàn chân.

Vệ sinh răng miệng và họng cho trẻ sạch sẽ. Nhiều trường hợp không cần dùng đến thuốc mà chỉ cần súc họng bằng nước muối, sau 3 – 5 ngày bệnh viêm họng sẽ tự khỏi. Mẹ nên pha nước muối loãng, ấm để trẻ súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 3 tiếng. Bắt buộc cho trẻ súc miệng nước muối sau khi ăn, trước khi đi ngủ và khi khi thức dậy. (Lưu ý: không dùng nước muối quá đặc).

Bổ sung nước cho trẻ, tăng cường các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, quýt hay bưởi để nâng cao sức đề kháng, đồng thời bù lại lượng nước đã mất trong thời gian trẻ bị bệnh.

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm họng mẹ cần cho bé bú nhiều hơn, nếu họng của bé sưng đau làm bé bú ít thì mẹ có thể giảm lượng sữa mỗi lần bú, thay vào đó là tăng số cữ cho bé bú nhiều hơn. Với những bé ở tuổi ăn dặm thì thực đơn ăn hàng ngày của bé cần nghiền nhỏ hơn bình thường, cháo nấu cũng loãng hơn để bé dễ nuốt và tiêu hóa dễ dàng hơn.

Trẻ sơ sinh khi bị viêm họng cần bú nhiều hơn

Trẻ sơ sinh khi bị viêm họng cần bú nhiều hơn

Theo dõi thường xuyên và liên tục nhiệt độ cơ thể của bé. Khi trẻ bị sốt từ 37.5 độ C trở lên, không cho con mặc quá nhiều quần áo. Cho trẻ mặc những quần áo mỏng, nhẹ nhưng không quá hở để tránh gió lùa nhưng đồng thời phải đủ thoáng để mồ hôi thoát ra và tỏa bớt nhiệt. Để bé nằm nghỉ ở những nơi tránh gió lùa trực tiếp.

Có thể tắm cho trẻ nhưng phòng tắm phải kín gió. Tắm cho bé thật nhanh nhưng vẫn phải sạch, sau đó lau khô người và mặc lại quần áo. Đối với trẻ sốt cao, sau khi hạ sốt vẫn có thể tắm cho bé một cách an toàn.

Tùy theo cơ địa và sức đề kháng của mỗi bé mà viêm họng có thể kéo dài vài ngày tới một tuần. Vậy nên tốt nhất là các mẹ cần chăm sóc kỹ và đảm bảo cho trẻ sơ sinh một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần đa dạng, dễ ăn và dễ hấp thu. Nếu trẻ sốt cao kéo dài cần đưa trẻ tới bệnh viện để điều trị.

Chăm sóc trẻ bị viêm họng như thế nào?

Khi trẻ bị viêm họng, cần cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt

Cho trẻ uống thuốc đúng giờ và đủ liều theo hướng dẫn từ bác sĩ. Không bỏ thuốc cho dù những triệu chứng bệnh ở trẻ có biến mất để phòng tránh kháng thuốc.

Phòng bệnh viêm họng tái phát ở trẻ em

Viêm họng là bệnh lý về hô hấp rất dễ tấn công trẻ trong bất cứ hoàn cảnh nào. Vì vậy, cha mẹ cần có cách phòng tránh cho con không bị nhiễm bệnh. Cụ thể như sau:

  • Vệ sinh răng miệng và chân tay thật sạch sẽ cho trẻ, không để con cho tay hoặc đồ vật vào miệng
  • Luôn giữ ấm cho trẻ, không để bé quá lạnh hoặc quá nóng
  • Tránh thay đổi nhiệt độ môi trường quá nhanh, đặc biệt là mùa hè, hạn chế ngồi điều hòa nhiệt độ quá thấp.
  • Không tắm cho trẻ khi bé vừa hoạt động mạnh, ra mồ hôi nhiều
  • Hạn chế cho bé ăn nhiều kem, đá lạnh vào mùa hè rất dễ gây viêm họng
  • Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung nhiều loại rau củ, trái cây để tăng sức đề kháng, giúp trẻ chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh.

Chữa viêm họng cho bé không khó, chỉ cần cha mẹ kiên nhẫn và áp dụng đúng phương pháp là bệnh sẽ tự khắc bị loại bỏ. Ngoài ra, cha mẹ nên để ý và phòng bệnh cho con, tránh để con mắc bệnh. Chúc bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt!

Xem thêm video: Chữa viêm họng cho trẻ em như thế nào?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo