Cách chữa ngạt mũi cho bà bầu an toàn với cả mẹ và con

Hiện tượng bà bầu bị nghẹt mũi có thể là triệu chứng của bệnh viêm mũi hay cảm cúm… Cách chữa ngạt mũi cho bà bầu bằng mẹo sau đây kết hợp với điều chỉnh lối sinh hoạt và ăn uống hàng ngày vừa mau khỏi bệnh lại an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Mời các bạn đọc cùng tham khảo.

Bà bầu bị ngạt mũi là triệu chứng của bệnh gì?

Nếu như chỉ đơn thuần bị ngạt mũi khi mang thai, mà không kèm theo dấu hiệu nào khác thì có thể là mẹ bị viêm mũi thai kì. Còn nếu bị đau họng, ho, hắt xì hơi, đau đầu và sốt thì có thể mẹ bị mắc các bệnh truyền nhiễm hay cảm cúm.

Triệu chứng đau đầu, mũi chảy dịch, đau hàm, đau vùng mặt thì rất có thể mẹ đang bị viêm xoang. Lúc này cần đi khám để được bác sĩ tư vấn và có cách điều trị phù hợp.

Bà bầu bị ngạt mũi là triệu chứng của bệnh gì?

Bị ngạt mũi khi mang thai, mà không kèm dấu hiệu nào khác thì có thể là mẹ bị viêm mũi thai kì

Còn nếu mẹ bầu bị ngạt mũi, hắt hơi, ngứa tai, họng và mặt thì có thể do bị dị ứng với tác nhân xung quanh. Để cải thiện tình trạng này mẹ cần tránh xa những tác nhân gây dị ứng như khói bụi, lông động vật.

Cách chữa ngạt mũi cho bà bầu an toàn

Chữa ngạt mũi cho bà bầu có thể áp dụng các mẹo, bài thuốc dân gian, theo hướng dẫn dưới đây:

Một số mẹo chữa ngạt mũi cho bà bầu

Bà bầu có thể áp dụng các mẹo sau đây để đẩy lùi chứng ngạt mũi khó chịu:

  • Sử dụng nước nhỏ mũi dạng phun sương hay dạng giọt theo sự chỉ định của bác sĩ. Xịt vào mỗi bên mũi, sau 5 – 10 phút sau sẽ thấy dễ chịu.
  • Tắm nước ấm với vòi hoa sen và thư giãn để thông mũi hiệu quả. Có thể nhúng khăn mặt vào nước nóng rồi đặt trước mặt và hít thở hơi nóng từ khăn để dễ thở hơn.
  • Rửa mũi với dung dịch nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày để giảm tình trạng nhầy đọng lại trong mũi.
  • Súc miệng với nước muối hàng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công mũi họng và giúp mũi sạch hơn.

Chữa ngạt mũi cho bà bầu bằng phương pháp dân gian

Cách chữa ngạt mũi cho bà bầu an toàn, mẹ có thể sử dụng tỏi, tía tô, kinh giới, hành…

  • Tỏi: Giúp sát trùng, diệt khuẩn và chống viêm nhiễm. Có thể giã nhỏ tỏi để ngửi hoặc ăn tỏi sống, ngâm giấm cũng được.

Chữa ngạt mũi cho bà bầu theo dân gian

Chữa nghẹt mũi bằng tỏi có thể ăn sống hay làm giấm tỏi.

  • Kinh giới, tía tô: Mẹ bầu có thể dùng rau kinh giới hay tía tô để ăn sống hay giã lấy nước uống kết hợp với ăn cháo hành.
  • Hành: Có tính sát khuẩn, hành được xem là vị thuốc rất tốt để giải cảm. Mẹ bầu có thể nấu cháo hành giúp giữ ấm cơ thể hay cho kèm trứng, tía tô, kinh giới ăn cũng rất hiệu quả.

Ngoài ra, chữa nghẹt mũi khi mang thai còn có một số bài thuốc hiệu quả khác như quất mật ong, chanh mật ong, cháo gà, cháo bí ngô đường phèn…

Có nên dùng thuốc nhỏ mũi, xịt mũi khi có bầu?

Nhiều mẹ bầu cho rằng, một số loại thuốc xịt mũi, nhỏ mũi dùng để nhỏ ngoài nên sẽ không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, thực tế các thuốc nhỏ hay xịt mũi chứa các thành phần gây ảnh hưởng tới sức khoẻ thai nhi.

Điển hình là hai loại thuốc Xylometazolin và Oxymetazolin được thử nghiệm trên động vật và kết quả gây dị tật bẩm sinh, tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, hai loại thuốc này chỉ sử dụng với mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 trở đi và dùng trong thời gian ngắn.

Đối với Pseudoepinephrin và Epinephrin chống chỉ định với phụ nữ mang thai trong suốt thai kì. Nếu nhỏ mũi sẽ theo đường máu xâm nhập vào bào thai, gây dị tật và tăng huyết áp, tiền sản giật. Còn những loại thuốc nhỏ khác có chứa kháng sinh và corticoid đều gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Bà bầu không nên tự ý sử dụng các loại thuốc xịt mũi

Bà bầu không nên tự ý sử dụng các loại thuốc xịt mũi

Như vậy, mẹ bầu không nên sử dụng các loại thuốc nhỏ hay xịt mũi trong suốt thai kì. Nếu sử dụng cần hỏi ý kiến của bác sĩ, tốt nhất nên thay thế bằng các loại nước muối sinh lý để làm sạch mũi.

Một số lưu ý cho bà bầu khi bị ngạt mũi

Dưới đây là một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi điều trị bệnh ngạt mũi:

  • Cần kê gối cao khi nằm ngủ để dễ thở hơn.
  • Uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây… để tăng sức đề kháng. Tránh thực phẩm gây dị ứng như hải sản, đồ ăn cay, gia vị tiêu ớt vì sẽ kích thích dịch mũi tiết ra nhiều hơn.
  • Bên cạnh đó, thường xuyên tập luyện để làm giảm sự khó chịu của ngạt mũi. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng và luôn giữ cho nhà cửa được sạch sẽ, thoáng mát.

Mong rằng với những tư vấn về cách chữa ngạt mũi cho bà bầu ở trên, sẽ giúp chị em lựa chọn được cho mình cách trị nghẹt mũi an toàn, hiệu quả nhất. Chúc chị em có một thai kì khoẻ mạnh!

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo