Các nguyên nhân viêm mũi dị ứng cần biết để phòng tránh bệnh

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp về hô hấp, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Đặc biệt là người trưởng thành và trẻ em. Tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng cao. Vậy nguyên nhân viêm mũi dị ứng là gì? Hãy cùng Benhtaimuihong.net tìm hiểu trong bài viết sau đây.

>> Bị viêm mũi dị ứng khi cho con bú phải làm gì để nhanh khỏi?

>> Viêm mũi dị ứng thời tiết: Nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả

Bệnh viêm mũi dị ứng xảy ra khi có các chất lạ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hay đường ăn, tự nhiên cơ thể sẽ tạo ra một kháng thể chống lại các kháng nguyên, phản ứng giữa hai loại này tạo ra chất histamin. Chất này chính là yếu tố gây ra bệnh.

Ngay sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, bệnh sẽ có các triệu chứng như:

  • Hắt hơi liên tục
  • Ngứa mũi
  • Chảy nước mũi
  • Tắc ngạt mũi
  • Đau đầu hay mệt mỏi

Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị sớm sẽ phát triển nhanh chóng dẫn đến viêm nhiễm mãn tính, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Các nguyên nhân viêm mũi dị ứng

Chỉ khi nắm được các nguyên nhân gây bệnh, từ đó người bệnh mới biết cách để phòng ngừa và điều trị bệnh như thế nào cho hiệu quả nhất. Sau đây là một số tác nhân chính gây bệnh viêm mũi dị ứng.

Môi trường sống – Nguyên nhân viêm mũi dị ứng

Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là với những người mắc các bệnh lý về đường hô hấp như: viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang, viêm họng….

Thường xuyên phải làm việc trong môi trường có nhiều bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa, ẩm mốc, nhiều côn trùng,… Hay những đối tượng hút thuốc lá, ngửi khói thuốc, các loại hoá chất, mỹ phẩm, sơn,… sẽ khiến nguy cơ mắc các bệnh viêm mũi dị ứng cao hơn.

Thay đổi thời tiết

Thay tiết thay đổi dễ bị viêm mũi dị ứng

Thay tiết thay đổi dễ bị viêm mũi dị ứng

Với những người có sức đề kháng kém khi thời tiết thay đổi rất dễ bị viêm mũi dị ứng. Vào lúc giao mùa cần có sự chuẩn bị, cũng như các việc làm để bảo vệ sức khoẻ như mặc ấm, quàng khăn, đeo khẩu trang.

Tiếp xúc với hoá chất

Tiếp xúc hoá chất cũng là một trong những nguyên nhân bị viêm mũi dị ứng. Bởi người bệnh đã từng sử dụng thuốc kháng sinh, thực hiện các thủ thuật gây tê, gây mê tại vùng mũi nên mắc bệnh cũng là điều dễ hiểu.

Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền – Nguyên nhân viêm mũi dị ứng

Yếu tố di truyền – Nguyên nhân viêm mũi dị ứng

Nếu trong gia đình có người mắc bệnh viêm mũi dị ứng thì khả năng di truyền là rất cao. Trường hợp cả cha và mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ cao mắc bệnh là rất cao.Tuy nhiên, tuỳ cơ địa từng người mà bệnh sẽ biểu hiện ra nhanh hay chậm, nặng hay nhẹ.

Có mắc các bệnh về mũi

Các nghiên cứu khoa học cho biết, những người có cấu tạo mũi và xoang khác lạ như lệch vách ngăn cũng là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó, các bệnh viêm amidan, răng lợi,… nếu không được điều trị kịp thời thì các vi khuẩn có thể tấn công ngược lên gây viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng rất đa dạng, cần xác định được chính xác thì việc điều trị mới có hiệu quả. Đối với những người chưa mắc bệnh viêm mũi dị ứng thì việc biết các nguyên nhân gây bệnh cũng là rất quan trọng. Bởi qua đó có thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa bệnh.

Điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Điều trị viêm mũi dị ứng cần được tiến hành sớm và theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tính trạng bệnh, mỗi nguyên nhân sẽ có cách xử lý và phác đồ điều trị khác nhau. Người bệnh cùng cần lưu ý, điều trị sớm sẽ cho hiệu quả ngăn ngừa bệnh tốt hơn, triệu để hơn.

Cùng với đó ngăn ngừa phòng tránh viêm mũi dị ứng người bệnh nên:

Tránh tiếp xúc với dị nguyên

  • Một trong những cách điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên và phòng ngừa không để các triệu chứng xảy ra.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khô thoáng, giặt chăn ga, gối đệm thường xuyên, không nuôi chó mèo, thường xuyên hút bụi,…

Tăng cường sức đề kháng

  • Giữ ấm: Vào mùa lạnh, để tránh mắc bệnh viêm mũi dị ứng bạn cần phải giữ ấm cho cơ thể bằng những việc như mặc ấm, quàng khăn, tắm nước ấm, hạn chế sử dụng điều hoà,…
  • Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây kích ứng: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, không hút thuốc, ngửi khói thuốc lá, hoá chất,…
  • Vệ sinh vùng tai, mũi, họng: Thường xuyên vệ sinh tai, mũi, họng là một thói quen tốt để hạn chế vi khuẩn sinh sống và phát triển.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để làm loãng chất tiết nhày, nhày sẽ dễ dàng thoát ra ngoài nên không ứ đọng trong mũi gây viêm nhiễm.
  • Sử dụng thuốc hợp lý: Tuyệt đối không lạm dụng các loại thuốc nhỏ mũi, xịt mũi để tránh lệ thuộc thuốc, gây nhờn thuốc hay mắc các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Viêm mũi dị ứng là bệnh rất dễ gặp và tái phát nhiều lần. Bệnh có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm nên để hạn chế tối đa những hậu quả không đáng có, mọi người nên hình thành cho bản thân mình một thói quen sống tốt để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

 

XEM THÊM

“Bài thuốc viêm xoang, viêm mũi Đỗ Minh Đường có tốt không?”, “Trẻ dưới 10 tuổi có dùng được bài thuốc Đỗ Minh không?”,... là những câu hỏi thời gian gần đây chuyên trang chúng tôi nhận được khá nhiều từ độc giả. Để trả lời những vấn đề đó,mời độc giả tìm đọc TẠI ĐÂY.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo