Bị viêm mũi dị ứng chữa như thế nào nhanh khỏi và cách phòng tránh

Viêm mũi dị ứng chữa như thế nào? Căn bệnh này gây ra những cơn khó chịu, hắt xì hơi liên tục, trở thành “cơn ác mộng” đối với nhiều người. Vậy làm thế nào để sớm điều trị dứt điểm được bệnh viêm mũi dị ứng, cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé.

>> Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không? Cách phòng tránh bệnh 

>> 5 bài thuốc trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian hiệu nghiệm nhất

Viêm mũi dị ứng chữa như thế nào?

Viêm mũi dị ứng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Hội chứng xoang phế quản, viêm mũi xoang có polip, biến chứng về mắt do viêm xoang, hen suyễn, viêm tai giữa… Vì vậy, khi thấy có bất kì triệu chứng nào của bệnh cần điều trị ngay.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng Tây y

Dùng thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng giúp giảm nhanh tình trạng viêm mũi, hắt hơi khó chịu. Nhưng cần lưu ý, thuốc chỉ có thể làm giảm triệu chứng, ít quan tâm đến tác nhân gây bệnh.

Sử dụng thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhanh.

Sử dụng thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhanh.

Viêm mũi dị ứng chữa như thế nào? Việc dùng thuốc Tây kéo dài có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc và một số tác dụng phụ như buồn ngủ, tăng huyết áp, đau thắt ngực, tim đập nhanh, nhức đầu, chán ăn… Vì vậy, người bệnh nên thận trọng khi dùng thuốc. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Một số loại thuốc Tây thường được dùng để chữa viêm mũi dị ứng như:

  • Nhóm thuốc gây co mạch với các loại thuốc phổ biến như: Phenylephrin, Phenylpropanolamine, Phedrine, Naphazolin, Xylomethazolin…
  • Nhóm kháng Histamin H1 (Histamine là chất trung gian trong phản ứng dị ứng.
  • Nhóm Corticoid thường được sử dụng để bào chế thành thuốc dạng hít.

Chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian

Bài thuốc dân gian là giải pháp tạm thời để giảm triệu chứng đau nhức và khó chịu do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra. Ngoài ra, cách chữa này khá an toàn, nên người bệnh có thể yên tâm dùng trong thời gian dài mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe.

  • Nhỏ nước muối sinh lý: Có thể dùng nước muối sinh lí để nhỏ vào mũi hàng ngày. Bên cạnh đó, kết hợp với súc miệng nước muối sinh lý thường xuyên để cải thiện tình trạng bệnh.

Nhỏ nước muối sinh lý kết hợp với súc miệng trị viêm mũi dị ứng.

Nhỏ nước muối sinh lý kết hợp với súc miệng trị viêm mũi dị ứng.

  • Xông hơi: Bạn có thể sử dụng nhiều loại tinh dầu khác nhau (dầu tràm, bạc hà…) xông hơi giúp cho người bệnh giảm chất dịch trong mũi và dễ thở hơn.
  • Gừng: Uống trà gừng chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả. Gừng tươi có tính ấm nên làm dịu giọng, tan dịch nhầy trong mũi đây là cách chữa an toàn, hiệu quả và làm giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi, chống viêm nhiễm.
  • Nghệ: Trong nghệ có thành phần curcumin và chất kháng viêm giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh nhanh chóng. Có thể giã nhỏ củ nghệ tươi, rồi lọc lấy nước nhỏ mũi sau đó rửa sạch. Áp dụng thường xuyên để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng.
  • Tỏi tươi: Tỏi tươi bóc sạch vỏ và ép lấy nước. Dùng nước củ tỏi nhỏ vào mũi để giảm cơn đau nhức, nghẹt mũi do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Đông y

Bệnh viêm mũi dị ứng chữa như thế nào? Thuốc Đông y giúp cải thiện những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Để chữa viêm mũi dị ứng theo Đông y trước hết cần cắt được nguồn cơn gây ra bệnh.

Trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Đông y có thể dùng lâu dài mà không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Đông y có thể dùng lâu dài mà không ảnh hưởng tới sức khỏe

Các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y có công dụng tán hàn, khu phong, thanh nhiệt, giải độc, chống dị ứng… Tác dụng bồi bổ khí huyết gan, thận, phế và cân bằng âm dương. Đồng thời nâng cao sức khỏe để cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng.

Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng

Để tránh xa những tác nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh cần thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh viêm mũi dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông thú…
  • Có chế độ sinh hoạt khoa học, giữ ấm cho cơ thể đặc biệt là vùng mũi xoang.
  • Tăng cường tập luyện thể thao hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Vệ sinh vùng mũi họng thường xuyên, vệ sinh khoang miệng sạch sẽ với nước muối sinh lý ấm.
  • Tắm nước lạnh để cơ thể được thư giãn và dễ chịu hơn.
  • Vào mùa lạnh, nên bổ sung các loại cháo súp nóng. Đồng thời có thể uống trà nóng để chống cảm lạnh.
  • Tái khám định kì theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, giúp tránh được các biến chứng do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra.

Mong rằng với những thông tin tư vấn ở trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc viêm mũi dị ứng chữa như thế nào. Cần lưu ý, dù chữa bệnh theo cách nào cũng cần tiến hành thăm khám sớm, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống hoặc áp dụng phương pháp không phù hợp để tránh gặp phải biến chứng không mong muốn.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo