Bệnh viêm mũi xuất tiết ở trẻ em và cách điều trị cha mẹ cần biết

Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm xoang mạn, viêm mũi họng kéo dài, giảm thị lực… Do đó, cha mẹ nên phát hiện sớm bệnh viêm mũi xuất tiết để có cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả.

>> Bệnh viêm mũi mãn tính ở trẻ em chăm sóc và điều trị thế nào?

>> Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Cha mẹ cần hiểu đúng để điều trị kịp thời cho con

Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm mũi xuất tiết (còn gọi là viêm mũi xuất huyết) thường gặp ở trẻ em do viêm V.A, V.A quá phát hoặc do viêm mũi cấp tái phát nhiều lần. Viêm mũi xuất tiết thường bắt đầu với triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi, lúc này trẻ thường xuyên bị tắc mũi.

Tình trạng ngạt mũi thường xuất hiện ở cả hai bên mũi và nặng hơn khi thời tiết thay đổi hoặc cơ thể suy yếu.

Viêm mũi xuất tiết thường bắt đầu với triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi, tắc mũi kéo dài

Viêm mũi xuất tiết thường bắt đầu với triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi, tắc mũi kéo dài

Chảy nước mũi: Bé bị viêm mũi xuất tiết có thể bị chảy nước mũi kèm chất nhầy và nước mũi không có mùi hôi. Chất nhầy và nước mũi có thể chảy xuống dưới cổ họng gây nên tình trạng ho kéo dài.

Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em nếu không được điều trị sẽ gây viêm mũi quá phát, dẫn đến viêm xoang mạn, viêm họng mạn, viêm thanh, khí phế quản hoặc viêm tai giữa.

Nguyên nhân gây viêm mũi xuất tiết ở trẻ em

Viêm mũi xuất tiết ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phải kể tới những tác nhân thường gặp như:

  • Thời tiết thay đổi: Khi thời tiết giao mùa từ nóng sang lạnh và ngược lại sẽ khiến cho hệ miễn dịch của trẻ không kịp thích ứng. Đây là yếu tố dẫn đến trẻ bị viêm mũi chảy máu.
  • Do môi trường sống bị ô nhiễm sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh hay những yếu tố hóa học khiến cho niêm mạc mũi bị kích ứng và khiến trẻ bị viêm mũi xuất tiết.

Trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng

Trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng

  • Trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như phấn hóa, khói bụi, hóa chất, hải sản… Khi bị dị ứng trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm mũi xuất tiết, viêm mũi dị ứng.

Cách điều trị viêm mũi xuất tiết ở trẻ em

Rửa mũi sạch sẽ thường xuyên cho bé: Đây là bước đầu tiên của việc điều trị viêm mũi xuất tiết ở trẻ em, sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch hốc mũi cho trẻ. Rửa mũi thường xuyên sẽ giúp loại bỏ những dịch bẩn có trong mũi của bé.

Sử dụng thuốc trị viêm mũi xuất tiết: Một số loại thuốc được dùng để điều trị bệnh viêm mũi xuất tiết như:

  • Thuốc giảm xuất tiết, nhóm thuốc kháng histamin H1 có công dụng làm giảm xuất tiết viêm mũi xoang, làm ức chế sự phóng thích histamin để ngăn chặn tình trạng xuất tiết dịch nhầy và phản ứng với những yếu tố gây bệnh.
  • Thuốc làm khô niêm mạc mũi, giúp làm se niêm mạc mũi và hạn chế tình trạng xuất tiết, nhóm thuốc này thường sử dụng Argyrol.

Thuốc làm khô niêm mạc mũi, giúp làm se niêm mạc mũi và hạn chế tình trạng xuất tiết

Thuốc làm khô niêm mạc mũi, giúp làm se niêm mạc mũi và hạn chế tình trạng xuất tiết

  • Thuốc chống viêm mũi xoang xuất tiết: Trong trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc có chứa corticoid dạng nhỏ mũi như: Collydexa, Polydexa… tuy nhiên việc dùng thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ, do đó khi sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Phòng tránh viêm mũi xuất tiết ở trẻ ra sao?

Để phòng tránh viêm mũi xuất tiết ở trẻ em, trước hết cha mẹ cần giữ ấm cho bé nhất là khi thời tiết giao mùa. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi ăn ở của bé, vệ sinh mũi hàng ngày với nước muối sinh lý hay nước ấm sạch.

Nếu không khí quá khô cần sử dụng máy tạo độ ẩm để bé sống trong môi trường trong lành, không được để bé tự ý dùng ngón tay ngoáy mũi, hạn chế tiếp xúc với những yếu tố dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông thú, bụi bẩn… tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn uống, cho trẻ bún hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu, khi trẻ đã ăn dặm được nên bổ sung rau quả tươi cho trẻ.

Nếu không khí quá khô nên sử dụng các máy tạo độ ẩm đẻ bé sống trong môi trường trong lành, không cho trẻ dùng tay ngoáy mũi, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những yếu tố dễ gây dị ứng như lông thú, bụi, phấn hoa,… tăng cường sức đề kháng cho trẻ qua chế độ ăn cho trẻ, nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, khi trẻ đã ăn dặm được thì nên chú ý bổ sung rau, hoa quả tươi cho trẻ.

Nếu viêm mũi xuất tiết ở trẻ em kéo dài trên 1 tuần, bé quấy khóc, mệt mỏi nhiều thì gia đình nên đưa trẻ tới bệnh viện kịp thời tránh xảy ra biến chứng.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo