Bé bị viêm họng ho có đờm biểu hiện ra sao, điều trị thế nào?
Bé bị viêm họng ho có đờm là triệu chứng đã quá quen thuộc đối với những ai đã làm cha mẹ, đặc biệt là khi thời tiết chuyển biến thất thường. Để giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn chính xác hơn về căn bệnh này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần biết ngay sau đây, đặc biệt là cách xử lý tại nhà hiệu quả, an toàn cho trẻ.
>> Bệnh viêm họng mủ ở trẻ em cha mẹ chớ nên xem nhẹ!
>> Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Nguyên nhân bé bị viêm họng ho có đờm?
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm họng ho có đờm là do virus, cụ thể là virus liên cầu khuẩn nhóm A. Thời tiết lạnh, ẩm ướt là điều kiện không thể thuận lợi hơn để vi khuẩn tấn công, gây nên viêm họng cấp, kèm theo các triệu chứng sốt cao lên tới 39, 40 độ, khàn tiếng, chảy nước mũi, ho khan, ho có đờm, nổi hạch ở vùng cổ, sưng đau lan lên tới vùng tai và bị đau khi nuốt.
Nguyên nhân khiến bé bị viêm họng ho có đờm là do virus liên cầu khuẩn nhóm A
Bên cạnh nguyên nhân kể trên, cha mẹ cũng cần lưu ý đến một số nguyên nhân khác như thời tiết chuyển biến thất thường, giao mùa, khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm cũng là những tác nhân dẫn đến viêm họng ho có đờm.
Triệu chứng viêm họng ho có đờm ở trẻ em
Khi trẻ mới nhiễm virus, những dấu hiệu ban đầu sẽ là hắt hơi, về sau cường độ càng tăng lên, ngứa mũi, bé sẽ cảm thấy hơi nặng đầu, cơ thể mỏi mệt.
Những ngày sau, triệu chứng của bệnh viêm họng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài biểu hiện ho có đờm thì trẻ cũng sẽ bắt đầu nghẹt mũi, sổ mũi, khàn tiếng, sốt cao lên đến 39 – 40°C, khi ăn hay uống trẻ đều cảm thấy đau ở họng, nhức mỏi chân tay, khó chịu, quấy khóc nhiều hơn.
Triệu chứng viêm họng ho có đờm càng lâu sẽ càng nghiêm trọng
Khi mũi bị viêm tiết nhiều dịch nhày, bé sẽ khó khăn khi thở bằng mũi mà đành phải thở bằng miệng. Khi đó, không khí không được làm ấm bằng mũi mà lại đi vào trong cơ thể truyền xuống họng sẽ dễ làm tổn thương cho những cơ quan hô hấp khác
Khi quan sát sẽ thấy toàn bộ phần niêm mạc họng rực đỏ, phù nề, sưng amidan, thành họng có thể xuất hiện mủ hoặc bựa trắng. Các triệu chứng thường chỉ kéo dài khoảng 3 – 4 ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp trẻ có sức khỏe kém, bệnh có thể trở nặng hơn và dẫn đến các biến chứng như viêm đường hô hấp, viêm cầu thận cấp….
Cách điều trị khi bé bị viêm họng ho có đờm
Khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng của bệnh viêm họng, bạn không cần quá lo lắng và đưa trẻ đến bệnh viện ngay, hãy áp dụng các giải pháp sau:
Chữa trị viêm họng ho có đờm ở trẻ đúng cách
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ ấm cơ thể, nhất là vùng ngực và cổ. Không ủ ấm cho trẻ quá mức hay để bé nằm trong phòng có nhiệt độ dưới 25°C .
- Tập cho bé súc miệng với nước muối loãng 3 – 4 lần/ngày để giúp loại bỏ vi khuẩn tích tụ ở họng và làm giảm bớt triệu chứng ho có đờm.
- Cho trẻ ăn những món ăn phù hợp, ưu tiên các loại thức ăn mềm, dễ nuốt. Nếu bé vẫn chưa bỏ bú, mẹ nên cho bé bú nhiều lần trong ngày hơn.
- Nếu trẻ sốt, kèm theo tiêu chảy, nôn ói cần bù nước và chất điện giải cho bé bằng dung dịch Oresol. Theo đó, liều lượng cho trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi là 50 ml/lần, uống 2 – 3 lần/ngày; trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi thì mỗi lần cho uống 100ml, 2-3 lần/ngày; trẻ 6 – 12 tuổi liều lượng sử dụng 150 ml/lần, cho uống 2 – 3 lần/ngày.
- Không dùng các thuốc có khả năng làm co mạch như Otrivin,… để nhỏ mũi cho trẻ, không để bé móc mũi, dụi mũi bằng tay.
- Ngoài ra, các mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian trị viêm họng ho có đờm mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh như dùng lá húng chanh, rẻ quạt, lá hẹ và mật ong,…
Trên đây là những thông tin tổng hợp về vấn đề bé bị viêm họng ho có đờm và cách điều trị tại nhà mà các phụ huynh nên tìm hiểu qua. Các ông bố bà mẹ cũng cần điều trị ngay cho bé khi nhận thấy các biểu hiện của viêm họng, tránh bệnh quá lâu trở thành mãn tính sẽ rất nguy hiểm.
Bài đọc thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!