Bé 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi có sao không? Và cách xử lý hiệu quả các mẹ nên biết

“Các mẹ ơi, bé 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi kéo dài suốt hơn tuần nay rồi. Mình đã nhỏ thuốc mũi cho bé nhưng không thấy đỡ, mình cũng nghĩ do thời tiết thay đổi nên chưa đưa bé đi khám. Ban ngày còn đỡ, chứ ban đêm cu cậu rất khó ngủ, hay quấy khóc và lười ti mẹ. Mình cũng mua cả dụng cụ để hút mũi nhưng không thấy đỡ. Không biết có nên cho bé đi khám không các mẹ? Có mẹ nào có kinh nghiệm về bệnh này rồi tư vấn giúp mình với. Cám ơn các mẹ!” (Hồng Trang – Nam Định)

>> Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi để bé nhanh hết bệnh?

>> Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè: Nguyên nhân và cách xử lý

Mẹ Hồng Trang thân mến! Trẻ 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi thường sẽ khó chịu hơn so với những trẻ lớn hơn rất nhiều, bởi bé vẫn chưa thể tự xì mũi ra cho thông thoáng được. Chính điều này cũng khiến cho các mẹ cảm thấy lo lắng về tình trạng bệnh của con mình.

Dưới đây là những thông tin chia sẻ về chứng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi cũng như cách khắc phục giúp bé sớm khỏi bệnh mẹ có thể tham khảo:

Nguyên nhân bé 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi

Vì trẻ 1 tháng tuổi có sức đề kháng còn yếu, hơn nữa thời tiết mưa nắng thay đổi thất thường rất dễ khiến cho bị cảm lạnh, từ đó dẫn đến tình trạng sổ mũi, ngạt mũi khó chịu.

Trẻ 1 tháng tuổi có sức đề kháng còn yếu nên dễ mắc bệnh về hô hấp

Trẻ 1 tháng tuổi có sức đề kháng còn yếu nên dễ mắc bệnh về hô hấp

Bên cạnh đó, trẻ 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi cũng có thể do dị ứng với phấn hoa, bụi nhà, lông thú động vật… Đặc biệt, nếu trẻ bị viêm mũi dị ứng nặng sẽ kèm theo triệu chứng khó thở thì không đơn thuần chỉ do ngạt mũi, mà còn có thể do co thắt các cơ của đường hô hấp với biểu hiện viêm phổi, viêm phế quản ở trẻ sơ sinh.

Khi đó, các mẹ cần đưa trẻ tới khám bác sĩ chuyên khoa nhi ngay để tránh gặp phải những hậu quả đáng tiếc.

Bé 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi có sao không?

Hiện tượng bé 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi có thể là triệu chứng của cảm lạnh, nếu được chăm sóc đúng cách thì sau 5 – 6 ngày bé sẽ tự khỏi, mẹ không phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ bị nghẹt mũi mà kèm theo triệu chứng khó ngủ, thở khó, chảy nhiều nước mũi, đau rát cổ họng và có chất nhầy mũi chảy xuống vướng ở cổ họng sẽ rất dễ bị nôn trớ.

Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý chăm sóc cẩn thận và theo dõi thường xuyên để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Bé 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi có thể là triệu chứng của cảm lạnh

Bé 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi có thể là triệu chứng của cảm lạnh

Nếu tình trạng trẻ nghẹt mũi kéo dài trên 2 tuần mà không đỡ, đặc biệt nếu kèm theo dấu hiệu khó thở, thở khò khè, nước mũi đặc và có màu xanh thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cần làm gì khi trẻ 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi?

Để khắc phục tình trạng trẻ 1 tháng tuổi bị ngạt mũi, trước hết cha mẹ không được tự ý sử dụng bất kì một loại thuốc nào cho bé khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Khi thấy trẻ có triệu chứng của bệnh, cần tăng cường sức đề kháng cho con bằng cách vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, phòng ở, vật nuôi, đồ đạc ẩm mốc, khỏi bếp… tạo không gian thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Vệ sinh mũi cho bé sạch sẽ để lỗ mũi được thông thoáng, cách này vừa an toàn lại hiệu quả giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi. Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh theo hướng dẫn sau:

  • Có thể dùng dung dịch natri clorid với nồng độ muối sinh lý 0,9%, nhỏ 2 – 3 giọt vào lỗ mũi của bé.
  • Khi nhỏ nên đặt bé ở tư thế nằm ngửa vài phút, sau đó lấy dụng cụ hút mũi để hút sạch nước nhầy ra khỏi mũi của bé.
  • Thực hiện vệ sinh mũi cho trẻ 3 – 5 lần/ngày và lưu ý thực hiện cho trẻ trước khi bú nhé.

Vệ sinh mũi cho bé sạch sẽ để lỗ mũi được thông thoáng giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi.

Vệ sinh mũi cho bé sạch sẽ để lỗ mũi được thông thoáng giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi

Để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn do những cơn nghẹt mũi gây ra, nên bế trẻ ở tư thế thẳng, kê cao gối cho bé khi nằm ngủ, vệ sinh tai mũi họng thường xuyên cho bé.

Tắm nước ấm cho trẻ, vì hơi nước nóng sẽ làm loãng dịch đờm ở trong mũi và họng hay mẹ cũng có thể sử dụng dụng cụ hút mũi.

Mong rằng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp mẹ Trang có cách chăm sóc bé 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi nhà mình một cách tốt nhất. Ngoài ra, nếu sau 2 tuần không thấy bé đỡ, mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán cụ thể nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Chúc bé nahf bạn sớm khỏi bệnh!

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo