Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè: Nguyên nhân và cách xử lý

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tình trạng trẻ bị nghẹt mũi khó thở khò khè như thế nào, hãy cùng tham khảo những thông tin tư vấn qua bài viết dưới đây của benhtaimuihong.net nhé!

>> Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm thế nào cho mau khỏi và an toàn?

>> Trẻ bị ngạt mũi khó thở do đâu? Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè do đâu?

Nghẹt mũi khó thở khò khè là sự di chuyển của không khí qua đoạn hẹp của đường thờ, gây ra tiếng khò khè. Đây là triệu chứng do đường hô hấp dưới của trẻ bị co thắt, nguyên nhân có thể do hen phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm mũi dị ứng

Các bác sĩ nhi khoa cho biết: Đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, các bé thường gặp tình trạng ngạt mũi thở khò khè do viêm tiểu phế quản gây nên. Còn với những trẻ trên 18 tháng tuổi thì thường là do bệnh suyễn.

Tình trạng này thường gặp nhất ở trẻ dưới 2 – 3 tuổi, bởi lúc này cuống phổi có kích thước còn nhỏ, dễ co thắt, dễ tiết dịch và tắc nghẽn khi bị viêm nhiễm (khoảng 30 – 40% trẻ còn bú có dấu hiệu này).

Trẻ dưới 2 - 3 tuổi thường bị ngạt mũi khó thở do cuống phổi chưa phát triển hết

Trẻ dưới 2 – 3 tuổi thường bị ngạt mũi khó thở do cuống phổi chưa phát triển hết

Ngoài ra, còn phải kể tới một số nguyên nhân hiếm gặp dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi khó thở khò khè như: Dị tật bẩm sinh, dị vật ở đường thở, phế quản bị chèn ép… Trong trường hợp này trẻ sẽ bị ngạt mũi, thở khò khè dai dẳng và kéo dài.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè

Những triệu chứng giúp các bậc phụ huynh sớm nhận biết trẻ bị nghẹt mũi khó thở khò khè phải kể tới:

  • Những tiếng rít khi trẻ thở ra hoặc thậm chí là lúc bé hít vào. Cha mẹ có thể nghe được những tiếng này bằng tai hoặc ống nghe.
  • Trong mũi của bé có nhiều dịch nhầy khiến bé cảm thấy khó thở, đôi khi phải thở bằng miệng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè

Thống kê cho thấy, có khoảng 50% trẻ sơ sinh bị ngạt mũi khó thở khò khè trong những năm đầu đời, hầu hết những trẻ này không bị hen. Tuy nhiên, nguy cơ phát triển thành bệnh hẹn lại có xu hướng tăng cao ở những trẻ có ít nhất 3 đợt “khò khè” trong vòng 12 tháng đầu.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Hãy áp dụng một số cách dưới đây để khắc phục tình trạng thở khò khè ở trẻ:

Điều chỉnh tư thế bú đúng cách cho trẻ

Điều chỉnh tư thế bú đúng cách, nâng đầu bé cao lên một chút và bế bé áp vào bụng mẹ để bé ngậm sâu được quầng đen của núm vú. Trong khi con bú, mẹ nên dùng một tay giữ lưng và mông của bé, tay còn lại đỡ lấy bầu ngực, hai ngón tay trỏ và giữa kẹp nhẹ phía trên núm vú để chặn sữa phun thành tia sẽ làm bé bị sặc.

Trong trường hợp bé vẫn không bú được, mẹ cần vắt sữa ra cốc rồi bón cho bé.

Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ

Nếu như thấy trẻ khó thở khò khè do tắc mũi vì bị cảm, có thể làm sạch và thông mũi cho bé bằng cách nhỏ nước muối sinh lý. Với cách làm đơn giản này sẽ giúp làm sạch các vẩy cứng, giúp đào thải dịch nhầy trong mũi ra ngoài, giúp bé cảm thấy mũi được thông thoáng, dễ thở hơn.

Có thể làm sạch và thông mũi cho bé bằng cách nhỏ nước muối sinh lý

Có thể làm sạch và thông mũi cho bé bằng cách nhỏ nước muối sinh lý

Sử dụng ống hút mũi

Nên lựa chọn những loại ống hút mũi có kích thước phù hợp với bé. Đặt bé ở tư thế nằm ngửa, bóp bóng để đẩy hết không khí bên trong ra ngoài và nhẹ nhàng đặt đầu ống hút trong lỗ mũi của bé. Thả bóng để hút nước mũi của bé vào ống, lấy ống ra và bóp bóng để xả nước mũi trong ống vào khăn. Thực hiện tương tự với mũi bên kia.

Sử dụng máy làm ẩm không khí

Hiện tượng khô hanh vào mùa đông, cùng với máy sưởi làm cho không khí bị khô khiến cho mũi bé bị đóng gỉ và làm nghẹt mũi. Do đó, việc sử dụng máy làm ẩm không khí giúp phòng tránh và giảm tình trạng nghẹt mũi thở khò khè cho bé.

Chú trọng tới chế độ ăn uống, dinh dưỡng cho bé

Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè thường phải thở bằng miệng, nên bé sẽ rất dễ bị mất nước. Vì vậy, cha mẹ cần đảm bảo cho bé uống nhiều nước lọc, các loại nước ép trái cây để giảm tình trạng mất nước.

Dùng tinh dầu bạc hà, lá hẹ, hạt chanh để làm giảm tình trạng nghẹt mũi

Cách làm:

  • Dùng tinh dầu bạc hà: Nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào giường, chăn hay gối của bé. Lưu ý không nên nhỏ qua nhiều vì sẽ khiến cho bé bị bỏng.
  • Lá hẹ: Lấy lá hẹ và đường phèn cho vào bát, hấp cách thuỷ, sau đó chắt lấy nước để cho bé uống. Mỗi lần cho bé uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, chia ra uống 2 lần/ngày.
  • Hạt chanh: Giã nhuyễn hạt chanh trộn đều cùng với nước lọc, đường phèn rồi hấp cách thuỷ. Dùng hỗn hợp này cho bé uống 1 – 2 thìa/lần, ngày 5 lần giúp giảm hiện tượng khò khè cho bé.

Thực hiện các phương pháp trên giúp đẩy lùi được chứng nghẹt mũi thở khò khè cho trẻ.

Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Cha mẹ tuyệt đối không được sử dụng bất kì một loại thuốc nào cho bé, vì có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Tốt nhất nên đưa bé đi khám chuyên khoa nhi tai – mũi – họng để được chẩn đoán cụ thể nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè, cha mẹ cần hết sức theo dõi sát sao các triệu chứng của bé. Nếu thấy trẻ khò khè kèm theo khó thở, tìm tái hoặc trẻ bị khò khè kéo dài (3 – 4 tuần), cần cho trẻ đi khám chuyên khoa để xác định cụ thể nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Chúc bé mau khỏi bệnh!

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo