Bà bầu bị viêm họng nguyên nhân do đâu? Triệu chứng và cách điều trị bệnh an toàn

Bà bầu bị viêm họng là tình trạng thường gặp và nguy hiểm. Tuy nhiên, khi mắc bệnh, các mẹ không nên quá lo lắng mà hãy tìm hiểu nguyên nhân và các biểu hiện mình mắc phải. Từ đó tìm ra hướng điều trị nhanh chóng, thích hợp nhất. Tránh gây tổn hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về bệnh này.

>> Bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm đến thai nhi hay không?

>> Bà bầu bị viêm họng phải làm sao cho nhanh khỏi và an toàn?

Cách hiểu đúng về bệnh viêm họng khi mang thai

Viêm họng là tình trạng niêm mạc hầu và họng bị viêm. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này ở bà bầu là do virus cảm lạnh hoặc cúm gây ra, đôi khi cũng có thể là do nhiễm khuẩn.

Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể ở thời kỳ mang thai có thể dẫn đến đau họng cùng với các triệu chứng khác như buồn nôn hoặc nhức đầu. Viêm họng không phải là một bệnh quá nghiêm trọng trong thai kỳ và thường nó sẽ biến mất sau 7 ngày nếu được điều trị đúng cách.

Viêm họng ở bà bầu không phải là một căn bệnh nguy hiểm

Viêm họng ở bà bầu không phải là một căn bệnh nguy hiểm

Các nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm họng

Những nguyên nhân khiến bà bầu, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thường bị đau họng có thể kể đến bao gồm:

– Nguyên nhân trực tiếp: Do virus, vi khuẩn, nấm

– Nguyên nhân gián tiếp:

  • Do sự thay đổi nội tiết khiến cho sức đề kháng giảm
  • Do viêm amidan, viêm thanh quản, viêm amidan
  • Mẹ bầu bị nhiễm trùng cấp tính gây ra các bệnh về đường hô hấp
  • Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: nhiều khói thuốc lá, bụi bẩn…
  • Do dị ứng với các hóa chất, phấn hoa, lông động vật…
  • Do thời tiết thay đổi, chuyển lạnh, không khí khô, nhiệt độ và độ ẩm thấp
  • Phụ nữ có thai bị trào ngược dạ dày thực quản lên vùng mũi họng do áp lực ổ bụng thay đổi
  • Cơ bị căng (do nói chuyện to, nói chuyện liên tục mà không nghỉ ngơi)

Các nguyên nhân gián tiếp trên đây tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để vi khuẩn, nấm, virus tấn công mẹ bầu. Chính vì vậy, có đến 70% phụ nữ mang bầu bị đau họng, viêm họng trong thai kỳ.

Những triệu chứng mà mẹ bầu gặp phải khi bị viêm họng

Với viêm họng do virus, mẹ bầu sẽ cảm thấy ớn lạnh, gai rét kèm theo đau mỏi người. Còn viêm họng do vi khuẩn, mẹ sẽ bị sốt, khô môi, lưỡi bẩn.

Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác khô họng, rát họng, đau họng, nuốt đau nhói lên tai; có thể bị ho khan trong giai đoạn đầu sau đó có thể xuất hiện đờm, có thể kèm theo khan tiếng nếu quá trình viêm lan xuống thanh quản.

Mẹ bầu bị viêm họng có những biểu hiện gì?

Mẹ bầu bị viêm họng có những biểu hiện gì?

Các triệu chứng của viêm họng toàn thân có thể gặp bao gồm: đau, nhức mỏi, cơ thể uể oải, đau đầu, buồn nôn, chán ăn…

Triệu chứng thực thể: Khám niêm mạc họng thấy đỏ, tăng xuất tiết. Nếu bệnh do vi khuẩn, trên niêm mạc họng và amidan sẽ có giả mạc màu trắng hoặc vàng xám bao phủ. Xét nghiệm dịch tiết tại họng bằng cách quệt dịch họng soi tươi, nuôi cấy vi khuẩn để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Hướng điều trị viêm họng ở bà bầu

Khi bà bầu bị viêm họng, trước hết có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để đẩy lùi các biểu hiện của bệnh. Đặc biệt là khi chỉ bị viêm họng do virus. Kế đó, nếu như các triệu chứng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ cần đến bệnh viện để được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Cách tối ưu nhất cho các mẹ bầu đó là tới bệnh viện để các bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó mới có phương án điều trị thích hợp nhất.

Một số mẹo dân gian chữa viêm họng cho phụ nữ có thai

Bị viêm họng khi mang thai có thể áp dụng một trong các bài thuốc dân gian dưới đây:

  • Dùng chanh muối, quất ngâm mật ong, nước bột nghệ mật ong
  • Nước ép cà rốt, tỏi và sữa nóng, các loại trà nóng
  • Cháo củ cải cùng tía tô, rau hành, hạt tiêu

Cần lưu ý là những bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của viêm họng do virus. Thuốc sẽ có hiệu quả khác nhau phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Những lưu ý khi dùng thuốc Tây chữa viêm họng cho bà bầu

  • Thuốc hạ sốt:

Thuốc hạ sốt giảm đau thông dụng cho các bà bầu là nhóm thuốc chống viêm không steroid. Tuy nhiên với phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, loại thuốc này có thể gây quái thai và trong 3 tháng cuối lại dễ gây các rối loạn ở phổi. Nó liên quan đến việc đóng ống động mạch của bào thai trong tử cung, có thể kéo dài thời gian mang thai và làm chậm quá trình chuyển dạ.

Mẹ bầu có thể sử dụng được thuốc hạ sốt, giảm đau dẫn xuất anilin như paracetamol là an toàn. Tuy nhiên, cần xin chỉ định của bác sĩ về liều lượng sử dụng.

Bà bầu bị viêm họng cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Tây y?

Bà bầu bị viêm họng cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Tây y?

  • Thuốc ho:

Thuốc ho chỉ sử dụng khi triệu chứng ho làm ảnh hưởng tới thai như sảy thai… Rất nhiều phụ nữ có thai sử dụng thuốc ngậm tại chỗ cho rằng thuốc chỉ tác dụng lên vùng họng để giảm viêm mà không có tác dụng phụ gì.

Nhưng thực ra bất cứ loại thuốc nào cũng không có lợi cho phụ nữ có thai và cho con bú, bởi dù là thuốc dùng tại chỗ song một tỷ lệ nhỏ thuốc vẫn được hấp thụ vào máu và thai nhi qua nhau thai và sữa mẹ.

  • Các loại thuốc điều trị viêm họng khác

Nếu tình trạng viêm họng kéo dài liên tục, bạn nên đến bác sĩ để khám. Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc để điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm họng, nhưng bạn không nên tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ.

  • Cepacol: Dạng xịt
  • Sucrets: Dạng viên
  • Chloraseptic (không dùng quá 2 ngày): Dạng xịt hoặc dạng viên
  • Robitussin: Dạng viên
  • Vicks: Dạng viên

Một số loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị chứng viêm họng liên cầu khuẩn:

  • Cephalexin – An toàn cho bà bầu
  • Penicillin – An toàn cho bà bầu
  • Amoxicillin – Chưa chắc an toàn cho bà bầu

Bà bầu bị viêm họng lưu ý gì trong quá trình điều trị?

Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bà bầu giảm viêm họng trong thời gian mang thai:

  • Uống nhiều nước để làm mát cơ thể.
  • Uống các loại trà thảo dược như trà chanh hoặc trà xanh để giảm cảm giác đau rát ở cổ họng.

Mẹ bầu nên uống trà nóng để bệnh được đẩy lùi nhanh chóng hơn

Mẹ bầu nên uống trà nóng để bệnh được đẩy lùi nhanh chóng hơn

  • Xông hơi giúp giảm nghẹt mũi và đau rát cổ họng.
  • Súc miệng bằng nước muối ít nhất ba lần một ngày vì muối có đặc tính kháng khuẩn. Người bệnh cũng có thể thêm một ít bột nghệ vào nước muối vì nghệ có tính chất chống viêm và sát trùng tự nhiên.
  • Duy trì một chế độ ăn lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất.
  • Tránh thức ăn nhanh và những loại thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là những món ăn có nhiều màu nhân tạo và chất bảo quản.
  • Tránh đồ uống có ga và nước lạnh khi bị viêm họng bởi những thức uống này có thể khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng thêm.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Không nói hay hát quá nhiều
  • Rửa tay sau khi hắt hơi hoặc ho. Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm.
  • Tránh hút thuốc lá vì nó có thể làm tình trạng này trở nên xấu đi.

Chế độ ăn lành mạnh là giải pháp để điều trị và phòng ngừa viêm họng ở bà bầu

Chế độ ăn lành mạnh là giải pháp để điều trị và phòng ngừa viêm họng ở bà bầu

Cách phòng ngừa viêm họng khi mang thai

Để phòng tránh và hạn chế khả năng mắc bệnh, các mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, các vật dụng gia đình phải được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày
  • Cần đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày và chăm súc miệng bằng nước muối loãng để sát trùng răng miệng, bảo vệ cổ họng.
  • Không nên sử dụng quá nhiều muối trong khẩu phần ăn hay dùng quá nhiều đồ ăn rán, nướng, xào, khô, cay, đồ ăn chứa nhiều chất béo… mà nên ăn nhiều đồ luộc, hấp, rau xanh và các loại hoa quả, uống nhiều nước…
  • Khi ra đường cần đeo khẩu trang, không ngồi điều hòa nhiều.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người bị cảm cúm, viêm họng. Không dùng chung những vật dụng cá nhân, khăn tắm hoặc ly với người bị viêm họng vì có thể bị lây.

Tóm lại, bà bầu bị viêm họng cần nghỉ ngơi nhiều hơn cũng như có chế độ ăn uống, điều trị phù hợp để nhanh chóng hết bệnh. Tránh những nguy hiểm không đáng có cho cả mẹ và thai nhi.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo