Triệu chứng viêm đa xoang và cách xử lý kịp thời khi mắc bệnh

Các triệu chứng viêm đa xoang khá khó chịu, gây ảnh hưởng rất nhiều tới công việc, cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc nhận biết triệu chứng bệnh càng sớm thì việc điều trị bệnh càng dễ dàng hơn. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp nhất của bệnh viêm đa xoang mà người bệnh cần cảnh giác.

>> Phương pháp điều trị viêm đa xoang hiệu quả, được nhiều người áp dụng

>> Viêm đa xoang mãn tính: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị cho hiệu quả cao

Các triệu chứng viêm đa xoang thường gặp

Viêm đa xoang là căn bệnh khá phổ biến thuộc đường hô hấp thường xuất hiện ở người trưởng thành. Các triệu chứng của bệnh thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác thuộc viêm xoang. Khi mắc bệnh, hầu hết người bệnh thường chủ quan, không tìm cách điều trị kịp thời khiến bệnh nặng thêm, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Do đó, để nhận biết bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp có thể dựa vào một số triệu chứng viêm đa xoang sau đây:

Cơ thể thường sốt nhẹ, kèm ho

Khi mắc bệnh, sẽ xuất hiện triệu chứng sổ mũi. Dịch nhầy không chỉ chảy ra đường mũi mà còn chảy xuống cổ họng, bám ở thành họng gây viêm nhiễm và các bệnh về đường hô hấp.

Đồng thời, lúc này sức đề kháng suy yếu, cơ thể mệt mỏi khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây ra tình trạng sốt nhẹ và có thể kèm ho.

Chảy nước mũi kéo dài

Sổ mũi là triệu chứng viêm đa xoang phổ biến

Sổ mũi là triệu chứng viêm đa xoang phổ biến

Ban đầu, nước mũi sẽ có màu trắng trong, lâu dần khi bệnh trở nặng sẽ chuyển sang màu vàng hoặc xanh. Thậm chí nước mũi còn có mùi hôi, kèm dịch mủ.

Ngạt mũi

Khi nước mũi chảy nhiều sẽ gây ngẹt mũi, khiến người bệnh khó thở. Đặc biệt là khi đi ngủ bắt buộc người bệnh phải thở bằng miệng. Hành động này có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp khác. Vì vi khuẩn sẽ theo luồng không khí đi thẳng vào phổi mà không được thanh lọc.

Đau nhức – Triệu chứng viêm đa xoang điển hình

Viêm đa xoang thường bị đau nhức

Viêm đa xoang thường bị đau nhức

Triệu chứng này thường xuất hiện ở đầu, trán, quanh hốc mắt hoặc sau gáy… tùy thuộc vào xoang bị viêm và xuất hiện theo từng cơn. Các cơn đau nhức nặng thường xuất hiện vào buổi sáng khoảng 10 giờ tới trưa.

Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy cơ thể luôn mệt mỏi, chán ăn, không thể tập trung làm được việc gì, tâm trạng thất thường, hay cáu gắt,…

Cách đối phó với viêm đa xoang hiệu quả nhất

Viêm đa xoang thường diễn biến theo nhiều cấp độ phức tạp nên việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh cũng cơ địa của mỗi người. Nói chung, muốn điều trị bệnh hiệu quả nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Khi bệnh đang ở mức độ nhẹ thường được điều trị “bảo tồn”, tức là dùng thuốc tây để điều trị. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh diệt vi rút, vi khuẩn kết hợp với thuốc chống viêm, chống phù nề, giảm đau sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.

 Viêm đa xoang nhẹ có thể chữa bằng thuốc tây

Viêm đa xoang nhẹ có thể chữa bằng thuốc tây

Ngoài ra, có thể dùng các loại thuốc xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch mũi, đẩy các dịch nhầy ra ngoài dễ dàng hơn, lỗ xoang được thông thoáng.

Nếu điều trị bằng thuốc mà bệnh không thuyên giảm sẽ được chuyển sang điều trị bằng: chọc hút mủ xoang, phẫu thuật xoang,… để loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh và chỉnh lại cấu trúc mũi.

Lời khuyên của bác sĩ dành cho người bệnh viêm đa xoang

Người bị bệnh viêm đa xoang nên thực hiện một số điều sau đây để hỗ trợ điều trị bệnh, phòng tránh bệnh tốt hơn. Cụ thể là:

  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều độc hại và nên đeo khẩu trang khi ra ngoài đường.
  • Đặc biệt, người bị viêm đa xoang không nên đi bơi.
  • Không ăn các thực phẩm gây kích ứng.
  • Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, nên uống nước ấm và nước ép trái cây giàu vitamin C.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi.
  • Luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe.

Những triệu chứng viêm đa xoang không khó phát hiện, người bệnh chỉ cần lưu ý một số biểu hiện kể trên để chẩn đoán bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm.

XEM THÊM

“Bài thuốc viêm xoang, viêm mũi Đỗ Minh Đường có tốt không?”, “Trẻ dưới 10 tuổi có dùng được bài thuốc Đỗ Minh không?”,... là những câu hỏi thời gian gần đây chuyên trang chúng tôi nhận được khá nhiều từ độc giả. Để trả lời những vấn đề đó,mời độc giả tìm đọc TẠI ĐÂY.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo