Bé bị viêm họng hôi miệng có biểu hiện ra sao? Điều trị thế nào?

Bé bị viêm họng hôi miệng là tình trạng xảy ra thường xuyên. Cha mẹ cần nhận biết các biểu hiện, nguyên nhân của tình trạng này để có cách xử lý nhanh chóng, phù hợp, tránh làm trẻ mất tự tin, đặc biệt là những em đã biết nhận thức. Dưới đây là những thông tin cụ thể về triệu chứng này và cách khắc phục.

>> Trẻ bị viêm họng tiêu chảy là do đâu? Cha mẹ phải làm gì?

>> Những lưu ý cho cha mẹ khi bé bị viêm họng ho nhiều

Nguyên nhân khiến bé bị viêm họng hôi miệng

Khi bị viêm họng, bên trong vòm họng của bé thường tích tụ rất nhiều vi khuẩn, virus. Khi gặp các bã thừa thức ăn, vi khuẩn, virus trong họng sẽ kết hợp tạo ra sản phẩm bay hơi chứa lưu huỳnh, từ đó tỏa ra mùi hôi khó chịu khi trẻ nói chuyện.

Vi khuẩn, virus trong họng sẽ kết hợp với thức ăn tạo ra mùi hôi khó chịu

Vi khuẩn, virus trong họng sẽ kết hợp với thức ăn tạo ra mùi hôi khó chịu

Ngoài ra, khi trẻ bị ho tiết ra dịch đờm quá nhiều cũng sẽ khiến hơi thở của trẻ trở nên nặng mùi hơn. Bên cạnh đó, một khi có cơ quan hô hấp nào gặp phải tình trạng viêm nhiễm đều sẽ dẫn đến vấn đề hôi miệng.

Triệu chứng viêm họng hôi miệng ở trẻ nhỏ

Khi bị viêm họng, ngoài triệu chứng hôi miệng, trẻ còn có một số biểu hiện thông thường khác.

  • Sốt cao, sổ mũi, nhức đầu là một triệu chứng viêm họng thường gặp ở trẻ.
  • Nghẹt mũi, kém ăn, mỏi cũng là một triệu chứng viêm họng bố mẹ cần lưu ý.
  • Trẻ bị đau rát họng, ho khan, trẻ khó chịu quấy khóc.
  • Một số trẻ còn bị nổi hạch, sưng đau.
  • Amidan của bé sưng to, xuất huyết cổ họng.

Khi bị viêm họng hôi miệng, trẻ còn có một số biểu hiện thông thường khác.

Khi bị viêm họng hôi miệng, trẻ còn có một số biểu hiện thông thường khác.

Bên cạnh các triệu chứng trên, nếu thấy trẻ thở bằng miệng thì đây cũng là một biểu hiện của viêm họng. Bởi lẽ khi bị sổ mũi bị, nghẹt mũi, chất dịch bẩn sẽ chảy theo đồ ăn, nước uống xuống họng, khiến tình trạng viêm nhiễm càng trở nên nghiêm trọng hơn. Và khi bị nghẹt mũi, khó thở, bé phải chuyển qua thở bằng miệng. Cũng vì lẽ đó, lượng không khí đưa vào cơ thể sẽ không được làm ấm, thanh lọc khiến cổ họng bị nhiễm lạnh.

Cách điều trị viêm họng hôi miệng ở trẻ nhỏ

Trẻ bị hôi miệng sẽ làm những người chăm sóc bé khó chịu và khiến bé dần trở nên tự ti hơn. Cũng vì lẽ đó, người bệnh cần khắc phục từ sớm bệnh viêm họng và vấn đề hôi miệng.

Để khắc phục vấn đề bé bị viêm họng hôi miệng, trước tiên bố mẹ cần tiến hành điều trị bệnh viêm họng ở trẻ. Bên cạnh đó, cũng nên tham khảo một số biện pháp khử mùi hôi miệng như sau:

Súc miệng bằng nước muối

Tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý 3 – 4 lần/ngày.

Súc miệng bằng nước muối giúp trị chứng hôi miệng và viêm họng

Súc miệng bằng nước muối giúp trị chứng hôi miệng và viêm họng

Việc này có tác dụng sát khuẩn ở cổ họng, cải thiện mùi hôi khó chịu đồng thời hỗ trợ giúp bệnh viêm họng mau lành hơn.

Uống nhiều nước

Cố gắng cho trẻ uống nhiều nước ấm để làm ẩm cổ họng, giúp làm dịu cơn đau họng cũng như khử bớt vi khuẩn trong miệng, từ đó cải thiện vấn đề hôi miệng và viêm họng.

Ăn thức ăn mềm

Khi trẻ mắc bệnh viêm họng, chỉ nên cho trẻ ăn các món ăn mềm, lỏng như cháo, soup… Nhất là món soup gà rất tốt cho bệnh viêm họng.

Uống trà gừng

Gừng có tác dụng sát khuẩn, làm thơm miệng, chứa nhiều loại kháng sinh sẽ có thể loại trừ vi khuẩn gây hôi miệng cũng như giảm bớt những triệu chứng viêm họng.

Mỗi ngày, các mẹ lấy khoảng 10g gừng tươi, thái sợi và cho vào 1 ly nước sôi để hãm rồi cho trẻ uống thì có thể làm giảm vấn đề hôi miệng.

Bài thuốc từ mật ong khắc phục tình trạng bé bị viêm họng hôi miệng

Từ lâu, mật ong đã được biết đến là một loại kháng sinh tự nhiên, kháng viêm, kháng khuẩn vô cùng hiệu quả, giúp loại trừ vi khuẩn gây hôi miệng và các biểu hiện của bệnh viêm họng.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về tình trạng bé bị viêm họng hôi miệng cũng như những phương pháp chữa trị hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề hôi miệng và viêm họng ở trẻ hiệu quả. Nếu áp dụng những cách trên mà không thấy hiệu quả, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tìm phương pháp điều trị phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo