Viêm mũi dị ứng chảy máu cam có nguy hiểm không? Cách xử lý kịp thời?
Viêm mũi dị ứng chảy máu cam là hiện tượng nhiều người mắc viêm mũi dị ứng gặp phải và luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Vậy viêm mũi dị ứng chảy máu cam có nguy hiểm không? Xử lý triệu chứng này như thế nào an toàn, hiệu quả? Người bệnh tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.
>> Viêm mũi dị ứng gây hôi miệng do đâu và cách điều trị thế nào?
>> Bị viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt phải làm gì để bệnh nhanh khỏi?
Viêm mũi dị ứng chảy máu cam có nguy hiểm không?
Chảy máu cam là tình trạng nhiều người bệnh viêm mũi dị ứng mắc phải. Nguyên nhân là do lớp niêm mạc mũi bị tổn thương dẫn tới các mạch máu bị trầy xước, rách đoạn dẫn tới chảy máu.
Viêm mũi dị ứng chảy máu cam phải làm sao?
Ngoài ra, khi bị viêm mũi, người bệnh sẽ thấy ngứa mũi nên thường lấy tay ngoáy, hành động này cũng có thể làm cho mũi bị tổn thương, chảy máu cam nên bạn cần lưu ý nhé.
Viêm mũi dị ứng chảy máu cam có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, tính chất nguy hiểm của tình trạng, mức độ và nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam. Nếu do các tác động từ bên ngoài như gãi mũi, ngoáy mũi, trầy xước niêm mạc nhẹ,… thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh cũng tuyệt đối không được chủ quan khi xuất hiện tình trạng này và nên điều trị sớm.
Bởi, viêm mũi dị ứng chảy máu nhiều trường hợp có khả năng dẫn tới polyp mũi, mũi ếch, viêm xoang,… làm tổn thương, gây viêm vòm họng. Mắc viêm mũi dị ứng người bệnh có thể sẽ bị các tình trạng như ngủ ngáy, giảm oxy lên não, ngủ không ngon giấc.
Nếu tình trạng chảy máu cam thường xuyên xảy ra mà không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến thiếu máu, thiếu máu não,… làm giảm trí nhớ, khả năng tập trung vào công việc, học tập.
Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới một số bệnh nguy hiểm như viêm xoang, viêm mũi mãn tính, tổn thương nội sọ,… ảnh hưởng đến sức khỏe.
Do đó, để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh, khi thấy xuất hiện tình trạng viêm mũi dị ứng chảy máu cam người bệnh nên chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Cách xử lý kịp thời khi bị viêm mũi dị ứng chảy máu cam
Chảy máu cam là hiện tượng xảy ra bất ngờ nên cần phải được cầm máu nhanh và xử lý kịp thời để tránh gây mất máu nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Hầu như mọi người khi bị chảy máu cam đều ngửa đầu về phía sau. Việc làm này hoàn toàn sai lầm và rất nguy hiểm. Bởi làm như vậy sẽ gây cản trở đường ra của máu, máu sẽ chảy men theo yết hầu vào dạ dày, có thể sẽ gây ra nôn mửa.
Vì vậy, điều cần làm khi bị viêm mũi dị ứng chảy máu cam là phải tránh hoạt động mạnh và hơi nghiêng đầu về phía trước. Cụ thể từng bước như sau:
- Ngồi xuống, hơi nghiêng đầu về phía trước, dùng 2 ngón tay đặt lên cánh mũi. Ngồi như vậy trong khoảng 5 – 10 phút. Để máu ngừng chảy nên sử dụng chườm lạnh bằng đá hoặc tấm giữ lạnh,…
Dùng bông gòn sạch để cầm máu
- Nếu máu vẫn không ngừng chảy thì bạn lấy một ít bông sạch, thấm nước lọc rồi đặt vào mũi và dùng 2 ngón tay ấn chặt mũi để niêm mạc mũi tiếp xúc với bông. Khi máu đã ngừng chảy sẽ tạo nên máu đông trong mũi, để tránh làm tổn thương mũi phải lấy bông ra thật khéo léo. Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, lấy bông ra. Nên lấy bông ra sau 1 – 1,5 giờ.
- Trường hợp lấy bông ra mà mũi vẫn tiếp tục chảy máu, lúc này bạn nên đưa người bệnh tới bác sĩ để thăm khám.
Trên đây là cách xử lý khi bị viêm mũi dị ứng chảy máu cam mà bạn nên nắm rõ để xử lý kịp thời khi gặp. Bên cạnh đó, để phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng chảy máu cam nên thực hiện các cách làm sau:
- Tránh xa tất cả các tác nhân gây dị ứng.
Không ngoáy mũi khi bị viêm mũi dị ứng
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Khám sức khoẻ định kỳ để theo dõi tình hình bệnh.
- Tránh lạm dụng thuốc xịt mũi có chứa corticoid.
- Tuyệt đối không dùng tay ngoáy mũi, quệt mũi.
Với những thông tin trên mong rằng đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình trạng viêm mũi dị ứng chảy máu cam cũng như cách xử lý kịp thời để ngăn chảy máu và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Để an toàn cho sức khỏe người bệnh nên chủ động khám và điều trị sớm khi phát hiện các biểu hiện bất thường của bệnh.
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!