Viêm họng uống gì để giúp bệnh chóng khỏi, không tái phát?

Bị viêm họng uống gì là một trong những câu hỏi mà benhtaimuihong.net thường nhận được. Căn bệnh hô hấp thông thường này khiến cho nhiều người rất khó chịu. Để làm giảm thiểu những phiền toái do viêm họng gây ra, bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu các loại thuốc, thức uống mà người bệnh nên sử dụng. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

>> Viêm họng kiêng ăn gì, nên ăn gì để không cần uống thuốc bệnh cũng khỏi?

>> 5 Triệu chứng viêm họng và cách điều trị ngay tức thời

Viêm họng uống gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Khi bị viêm họng, bên cạnh các loại thuốc uống, người bệnh còn có thể kết hợp các loại thức uống giải khát, vừa làm cho cổ họng dễ chịu hơn, vừa hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của viêm họng.

Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp đẩy đủ những loại thuốc người bệnh nên uống khi bị viêm họng:

Các loại thuốc uống điều trị viêm họng

Có bệnh phải uống thuốc là lẽ dĩ nhiên. Đối với viêm họng, người bệnh có thể lựa chọn giữa vô vàn các loại thuốc từ Tây y đến Đông y, dân gian… để điều trị bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà hãy chọn cho mình một loại thuốc phù hợp.

– Đối với những người bị viêm họng do vi khuẩn:

  • Trường hợp này nhất định phải uống các loại thuốc kháng sinh thì mới “tống khứ” được vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
  • Các loại kháng sinh thường được chỉ định bao gồm: Penicillin, Amoxillin, hay Amoxillin-clavulanate, Erythromycin, clarithromycin và roxithromycin…

– Đối với trường hợp viêm họng do virus, người bệnh chỉ cần uống các loại thuốc điều trị triệu chứng, kết hợp thêm 1 số bài thuốc dân gian hoặc Đông y để điều trị.

Thuốc Tây y dạng uống điều trị triệu chứng viêm họng

Bị viêm họng uống thuốc gì?

Bị viêm họng uống thuốc gì?

Bao gồm các loại sau:

  • Thuốc kháng viêm: Codein, eucalyptine, dextromethorphan, pholcodine, calyptin, chericof, neo-codion, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Advil hoặc Aleve.
  • Thuốc hạ sốt: Paracetamol, efferalgan…
  • Thuốc trị ho có đờm: Mucomyst, mucusan, rinathiol promethafine, terpicod, terpin hydrat…
  • Các siro ho: Bảo Thanh, Bổ Phế…

Một số bài thuốc Đông y trị viêm họng

  • Thanh yết lợi cách thang: Ngưu bàng tử, liên kiều, kinh giới, phòng phong, sinh chi tử, kiết cánh, huyền sâm, hoàng liên, kim ngân hoa, hoàng cầm, bạc hà, cam thảo, đại hoàng, mang tiêu, trúc diệp, mỗi loại 3g. Sắc uống cách xa bữa ăn.
  • Bổ trung ích khí thang gia vị: Sinh hoàng kỳ 6g, nhân sâm, đương quy, bạch truật, cam thảo chích, mạch môn, kiết cánh, ngưu bàng tử mỗi loại 3g, thăng ma, sài hồ và trần bì mỗi loại 2g, gừng tươi 3 lát, đại táo 2 quả. Sắc lấy nước uống nóng, khi đói bụng.
  • Thiếu âm cam kiết thang: Sinh cam thảo 9g, kiết cánh 6g, xuyên khung, hoàng cầm, trần bì, huyền sâm, sài hồ, khương hoạt, thăng ma mỗi loại 2g, hành trắng 1 nhánh. Sắc lấy nước uống cách xa bữa ăn.

Một số bài thuốc dân gian chữa viêm họng

  • Nước lá tía tô:

Theo y học cổ truyền, lá tía tô có vị ấm và thường được sử dụng trong việc điều trị các bệnh về viêm họng, đau rát cổ họng, cảm cúm…

Bạn chỉ cần lấy lá tía tô rửa sạch, sau đó đem giã hoặc xay nhuyễn lấy nước uống. Thực hiện đều đặn mẹo chữa viêm họng này trong vài ngày sẽ thấy các triệu chứng viêm họng thuyên giảm rõ rệt.

  • Mật ong:

Mật ong có nhiều tác dụng tốt đối với người bị viêm họng

Mật ong có nhiều tác dụng tốt đối với người bị viêm họng

Mật ong có tính kháng khuẩn nên có thể giúp cơ thể chống lại virus, vi khuẩn. Ngoài ra nó còn tăng sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể.

Mỗi sáng, người bệnh chỉ cần uống 1 thìa nhỏ mật ong nguyên chất, sẽ rất có lợi cho sức khỏe mà bệnh viêm họng nhanh chóng được đẩy lùi.

  • Giấm táo:

Giấm táo có tính chua, có tác dụng diệt khuẩn hoặc ức chế vi khuẩn. Đồng thời kích thích tăng sinh miễn dịch, ngăn ngừa bội nhiễm. Những người bị viêm họng mãn tính rất nên sử dụng bài thuốc uống này.

Tuy nhiên, không nên uống giấm táo nguyên chất. Người bệnh có thể pha giấm táo cùng mật ong theo tỷ lệ 2:1. Uống và mỗi buổi sáng và tối để thấy được hiệu quả.

Viêm họng uống gì để giải khát mà vẫn đẩy lùi được bệnh?

Bác sĩ nội khoa của Bệnh viện Brigham và Bệnh viện Phụ nữ ở Boston – Jeffrey Linder, cho biết: Bị viêm họng không nhất thiết phải sử dụng đến các đơn thuốc. Đôi khi chỉ cần uống các loại nước giải khát cũng đã giúp bệnh được cải thiện đáng kể.

Một số loại nước uống vừa dùng để giải khát, vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm họng bao gồm:

  • Nước lọc:

Duy trì lượng nước cần thiết trong cơ thể là điều rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn đang bị bệnh và cổ họng bị kích thích hoặc viêm. Bạn nên uống đủ nước để nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc trong.

Không chỉ có tác dụng làm dịu cổ họng, nước còn giúp giữ ẩm cho các màng nhầy để tăng cường khả năng chống vi khuẩn và các chất kích thích như chất gây dị ứng, giúp cơ thể chiến đấu chống lại các triệu chứng cảm lạnh khác.

Uống ít nhất là 2 lít nước lọc mỗi ngày để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể

Uống ít nhất là 2 lít nước lọc mỗi ngày để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể

Đây là một “liều thuốc thần” cho bệnh nhân viêm họng. Bạn có thể uống nước ấm hay nước mát đều được.

  • Trà nóng:

Nhâm nhi một tách trà nóng mỗi ngày và hít hơi nước mà chúng bốc lên, đảm bảo các triệu chứng viêm họng “phiền phức” sẽ được cải thiện rõ rệt.

Một số loại trà mà người bệnh có thể tham khảo bao gồm:

– Trà gừng: Cách làm rất đơn giản, bạn có thể sử dụng gói trà gừng pha sẵn được bán tại các tiệm thuốc hoặc tự làm trà gừng tại nhà từ gừng tươi.

Bạn dùng vài nhánh gừng tươi đem rửa sạch, cạo bỏ vỏ. Sau đó thái lát mỏng, đập dập rồi cho vào chén nước ấm, thêm một ít mật ong nguyên chất và dùng khi còn ấm sẽ giúp loại bỏ nhanh các cơn đau rát cổ họng, ho cực hiệu quả.

– Trà mật ong: Trà và mật ong được xem như những “thần dược” tự nhiên có tác dụng nhanh chóng trong việc loại bỏ các triệu chứng đau họng.

Cách làm trà mật ong cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần cho một thìa mật ong nguyên chất vào trong chén trà nóng và quấy đều, thêm nửa quả chanh vắt rồi nhâm nhi từ từ sẽ giúp làm giảm các cơn ho và đau họng tức thì.

  • Các loại nước hoa quả

Những loại nước hoa quả cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho câu hỏi viêm họng uống nước gì tốt cho sức khỏe. Bởi trong các loại hoa quả như cam, chanh, bưởi, táo… đều chứa hàm lượng lớn vitamin C và khoáng chất có tác dụng làm mát sẽ giúp xoa dịu cảm giác ngứa rát ở cổ họng và loại bỏ vi khuẩn nhanh chóng.

Các loại nước hoa quả rất tốt cho sức khỏe

Các loại nước hoa quả rất tốt cho sức khỏe

Bên cạnh đó, thành phần dinh dưỡng có trong các loại nước trái cây còn giúp làm tăng sức đề kháng của cơ thể, từ đó đẩy lùi nguy cơ bùng phát của bệnh.

Các loại canh tốt cho người bị viêm họng

Viêm họng có đặc tính là nóng rát. Lại có thêm triệu chứng đau khi nuốt khi nói. Vì thế, những món canh, súp làm dịu cơn đau rát rất hữu ích. Nếu như chúng đã mát lại trơn tuột, dễ ăn, giảm cọ xát cơ học thì không còn gì thích hợp bằng.

Khi bị viêm họng, nên uống các món canh thanh mát như mùng tơi, rau đay, rau lang, bầu bí, mướp,…

Ngoài ra, người bệnh cũng nên uống các loại nước canh, súp từ thịt gà, xương lợn, xương bò… để tăng cường các chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Viêm họng không nên uống gì?

Bên cạnh những thức uống cần bổ sung hàng ngày, người bệnh cũng nên tránh xa các loại nước uống sau đây để giảm thiểu những tác hại không đáng có cho cổ họng:

Nước đá, đồ uống quá lạnh

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc BV Tai Mũi Họng Trung ương và bác sĩ Đỗ Tuấn Anh, Khoa Nhi, BV Bạch Mai, uống nước đá sẽ làm cho bệnh viêm họng nặng thêm.

Lý do bởi lúc này niêm mạc họng bị sưng, đỏ, đau và nhạy cảm hơn bình thường. Nếu ăn kem lạnh có thể gây bỏng lạnh làm họng đau hơn và lâu khỏi hơn.

Thức uống có cồn

Nhiều người quan niệm rằng: trong bia, rượu có cồn, mà cồn thì có tính sát khuẩn nên sẽ sát trùng họng. Chính vì thế, viêm họng uống rượu càng mau khỏi. Điều này là không chính xác. Nhiều loại viêm họng không phải do vi khuẩn gây ra. 80% các ca viêm họng là do virus.

Đồ uống có cồn và các chất kích thích khác không tốt cho cổ họng

Đồ uống có cồn và các chất kích thích khác không tốt cho cổ họng

Bên cạnh đó, bia rượu cũng không đủ nồng độ cồn để sát khuẩn. Thức uống này còn gây ra cảm giác nóng rát, làm tăng độ rát ở cổ họng. Nếu uống bia hay rượu lạnh lại càng làm tăng thêm mức độ có hại.

Những người say rượu bia thì cơ hô hấp trên thường mất kiểm soát, dịch tiết ra nhiều, khi ngủ phải há miệng ra để thở. Không khí thở không đi qua mũi mà đi thẳng qua miệng, không được lọc, không được làm ấm hay làm ẩm sẽ gia tăng mức độ viêm họng hơn.

Chính vì vậy, nên tránh xa loại thức uống có hại này để bảo vệ sức khỏe và giúp tình trạng bệnh viêm họng nhanh chóng được cải thiện.

Qua những thông tin trên đây, benhtaimuihong.net đã tổng hợp và trả lời cho câu hỏi: viêm họng uống gì, đồng thời chỉ ra một số thức uống không có lợi cho họng. Mong rằng chúng sẽ có ích cho bạn. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo