Triệu chứng viêm xoang sàng và cách phòng bệnh hiệu quả nhất
Triệu chứng viêm xoang sàng thường bị bỏ qua và không được điều trị dứt điểm. Bởi các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường nên người bệnh hay chủ quan, chậm trễ trong điều trị gây ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường, cần làm gì để cải thiện tình trạng bệnh?
>> Viêm xoang sàng sau là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Triệu chứng viêm xoang sàng thường gặp
Viêm xoang sàng là tình trạng các xoang sàng bị viêm nhiễm. Khi mắc bệnh, sẽ gây ra các triệu chứng như:
Nghẹt mũi gây đau nhức đầu
Do các lỗ thông xoang có cấu tạo thông với mũi nên khi bị viêm xoang sàng, dịch nhầy sẽ tiết nhiều gây tắc nghẽn, đau nhức tại vị trí xoang bị viêm hoặc các vị trí lân cận. Thường thì người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức hai bên thái dương, lâu dần chuyển ra đau sau gáy rồi lên đỉnh đầu.
Nghẹt mũi gây đâu đầu là triệu chứng viêm xoang sàng thường gặp nhất
Bên cạnh đó, dịch nhầy có thể chảy xuống cổ họng gây viêm nhiễm, khó chịu, hôi miệng hoặc gây đau dạ dày.
Sổ mũi gây ho
Dịch nhầy tiết ra nhiều, chảy xuống cổ họng gây cảm giác ngứa rát, khó chịu nên theo phản xạ tự nhiên người bệnh thường ho, khạc để đẩy dịch nhầy ra ngoài. Hành động này khiến cổ họng bị đau rát, sưng đỏ dẫn tới viêm họng mãn tính. Đặc biệt, về đêm thường ho nhiều hơn và khó thở.
Triệu chứng viêm xoang sàng: Mờ mắt
Đây là một trong những dấu hiệu điển hình và thường gặp ở người bệnh viêm xoang sàng. Bởi vì vị trí các xoang sàng nằm gần dây thần kinh thị giác nên khi bị viêm nhiễm sẽ gây ảnh hưởng làm mờ, nhòe mắt, nguy hiểm hơn có thể gây mù lòa. Tuy nhiên, các trường hợp giảm thị lực có thể phẫu thuật để cải thiện.
Viêm xoang sàng có thể gây mờ mắt
Những dấu hiệu trên thường khiến người bệnh chủ quan, lầm tưởng với cảm cúm thông thường hoặc một số bệnh khác về đường hô hấp như: viêm họng, viêm phế quản,… Nên sẽ để bệnh tự khỏi, hoặc điều trị sai cách khiến bệnh trở nặng, xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Một số phương pháp điều trị viêm xoang sàng hiệu quả
Viêm xoang sàng là căn bệnh khó chữa nên khi nhận thấy mình mắc các triệu chứng viêm xoang sàng, người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị bệnh sớm.
Khắc phục triệu chứng viêm xoang sàng nhờ Tây y
Điều trị theo Tây y có thể nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng khó chịu của viêm ngay lập tức, tuy nhiên chỉ mang lại hiệu quả cao khi bệnh đang ở giai đoạn đầu. Còn đối với các trường hợp nặng, xuất hiện nhiều triệu chứng thì cần phải kết hợp nhiều loại thuốc khác theo chỉ định bác sĩ như thuốc giảm đau, thuốc nghẹt mũi, xịt mũi,… để triệu chứng bệnh được cải thiện nhanh chóng.
Loại thuốc dùng trị viêm xoang nhiều nhất là thuốc kháng histamine gồm các loại như: chlorpheniramin, promethazin, acrivastin, levocetirizine, loratadine,… Sau khi dùng thuốc khoảng 30 – 60 phút là có thể xoa dịu các triệu chứng bệnh.
Sử dụng các loại thuốc kháng sinh để chữa viêm xoang sàng
Bên cạnh đó, thuốc phenylpropanolamin, pseudophedrine cũng được sử dụng nhiều để khắc phục triệu chứng nghẹt mũi và giúp tiêu viêm khá tốt. Tuy nhiên, những nhóm thuốc này chỉ nên sử dụng trong vòng 7 ngày và dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải một số tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Điều trị viêm xoang sàng theo Đông y
Đông y từ lâu đã có nhiều bài thuốc để chữa bệnh viêm xoang sàng rất hiệu quả từ các nguyên liệu chủ yếu như: hoàng bì, tân di, thương nhĩ tán,…
Tuy nhiên những bài thuốc này được kê dựa trên nhiều yếu tố nên cần tới các cơ sở thuốc Đông y gia truyền uy tín để được tư vấn và bốc thuốc phù hợp với chính mình.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng những nguyên liệu thân thuộc, gần gũi ngay bên cạnh mình nhằm làm thuyên giảm triệu chứng viêm xoang sàng như: tỏi, mật ong, nghệ, gừng,… Cụ thể như:
- Ăn tỏi sống, gừng tươi
- Bôi mật ong hoặc nước cốt tỏi vào trong mũi
- Ngậm tinh bột nghệ trộn cùng mật ong…
Tóm lại, các triệu chứng viêm xoang sàng rất khó nhận biết bằng cách quan sát bình thường nên khi thấy xuất hiện các biểu hiện lạ, nghi mắc bệnh nên đi thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa để ngăn chặn bệnh kịp thời.
Bài đọc thêm
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!