Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi kéo dài do đâu và cách chữa hiệu quả, an toàn?
Tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi kéo dài có thể là triệu chứng của viêm đường hô hấp, các bệnh lý về mũi họng hoặc do trẻ bị mắc dị vật ở mũi… Đây là triệu chứng mà cha mẹ không nên chủ quan. Do đó, khi thấy trẻ có những biểu hiện ngạt mũi kéo dài kèm theo khó thở, cần đưa bé đi khám kịp thời.
>> Trẻ bị ngạt mũi về đêm do đâu và cách chữa dứt điểm?
>> Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho điều trị bằng gừng như thế nào?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi kéo dài
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi kéo dài, cụ thể như sau:
Trẻ sơ sinh nghẹt mũi kéo dài do viêm nhiễm đường hô hấp
Thường thì nghẹt mũi là dấu hiệu do cảm lạnh hoặc chất nhầy từ lúc sinh ra, nếu được chăm sóc đúng cách sẽ hết sau 1 tuần. Nhưng nếu thấy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi kéo dài kèm theo khó thở, thì rất có thể bé bị viêm phổi hay viêm phế quản.
Khi bị nghẹt mũi trẻ sẽ phải thở bằng miệng dẫn đến khô họng, nếu dịch nhầy mũi không được lấy ra sẽ chảy xuống cuống họng gây viêm mũi họng. Hơn nữa, khi bị nghẹt mũi sẽ ảnh hưởng tới việc bú của bé, dễ bị sặc sữa, nôn trớ và có thể trào ngược sữa vào phổi dẫn đến suy hô hấp cấp tính, nếu không xử lí kịp thời sẽ ảnh hưởng tới tính mạng.
Nếu dịch nhầy mũi không được lấy ra sẽ chảy xuống cuống họng gây viêm mũi họng.
Do đó, nếu thấy trẻ bị nghẹt mũi lâu ngày kèm theo dấu hiệu ho, khò khè, tím môi, khó thở… cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Nghẹt mũi kéo dài ở trẻ sơ sinh do dị tật bẩm sinh
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi kéo dài có thể do dị tật bẩm sinh như thiếu sản xương hàm dưới, mềm sụn thanh quản, hẹp lỗ mũi… gây ùn đọng, đường thở tăng tiết có thể gây suy hô hấp.
Dị vật ở mũi gây nghẹt mũi kéo dài ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân này thường hiếm gặp ở trẻ sơ sinh hơn, nhưng vẫn có thể xảy ra. Nếu thấy trẻ bị ngạt mũi lâu ngày kèm theo triệu chứng thở nhanh, khó thở, bỏ bú, rút lõm lồng ngực… cần đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách.
Cách chăm sóc & phòng tránh chứng nghẹt mũi kéo dài ở trẻ sơ sinh
Nếu thấy trẻ có triệu chứng bệnh, cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho con bằng cách cho bé bú nhiều hơn, tạo không gian thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông và vệ sinh phòng ốc của bé sạch sẽ.
Cần tăng cường sức đề kháng cho con bằng cách cho bé bú nhiều hơn.
Vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé để làm loãng dịch nhầy trong mũi. Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, không được hút mũi cho bé bằng miệng của người lớn. Việc sử dụng bất kì loại thuốc nhỏ mũi hay thuốc kháng sinh nào cho trẻ cũng cần phải có sự tư vấn của bác sĩ. Bởi các loại thuốc điều trị có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể non nớt của bé.
Cho bé ngủ đúng giấc, nếu thiếu ngủ sẽ làm giảm khả năng miễn dịch bé suy yếu và dễ bị vi khuẩn tấn công. Số giờ ngủ tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh là 18h/ngày.
Cần giữ ấm cho bé, không để trẻ sơ sinh quá nóng sẽ gây cảm lạnh và viêm phổi.
Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ để giảm tình trạng ngạt mũi khó thở cho trẻ sơ sinh.
Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi lâu ngày sẽ rất dễ bị mất nước, vì vậy cha mẹ cần đảm bảo cho bé uống nhiều nước lọc, các loại nước ép trái cây giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước cho bé.
Lưu ý: Tuyệt đối không được thổi vào một bên lỗ mũi của trẻ để làm thông sang lỗ mũi bên kia. Bởi cách làm này có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm.
Nếu như vệ sinh mũi cho bé thường xuyên và đúng cách mà tình trạng ngạt mũi không được cải thiện, cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám bệnh. Đặc biệt, nếu thấy trẻ bị nghẹt mũi kéo dài kèm theo các dấu hiệu như sốt cao, nghẹt mũi kéo dài trên 2 tuần, sổ mũi, nước mũi đặc có màu xanh… cha mẹ nên cho con đi khám để được chẩn trị kịp thời, đề phòng biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bài đọc thêm
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!