Phân biệt đau đầu thông thường và đau đầu do bệnh viêm xoang

Khi bị bệnh viêm xoang, nhất là viêm xoang trán người bệnh đau nửa đầu giống triệu chứng với bệnh đau đầu thông thường, vì vậy mà rất nhiều người chủ quan bỏ qua làm bệnh viêm xoang ủ lâu trong người gây biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Xem thêm: Bệnh viêm xoang trán là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Mặc dù là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau nhưng chúng lại có những biểu hiện khá giống nhau như tình trạng đau đầu cục bộ và mệt mỏi kéo dài. Vậy làm thế nào để phân biệt đau đầu do bệnh viêm xoang với chứng đau đầu thông thường? Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách phân biệt hai bệnh lý trên dựa theo một số chẩn đoán.

Đau đầu thông thường:

– Về vị trí cơn đau: Bệnh nhân thường bị đau dọc một bên đầu, có thể bên trái hoặc phải. Khi đặt tay vào thái dương có cảm giác đau giật giật và đau theo từng nhịp mạch trong tuần hoàn máu.

– Về đặc điểm của bệnh đau nửa đầu là đau theo từng cơn, mỗi cơn có thể kéo dài từ 4 đến 72 giờ, cường độ đau từ trung bình đến nặng. Vị trí thái dương như có mạch máu đập dưới da. Cơn đau có thể tăng lên mỗi khi người bệnh vận động, nhưng sau khi hết đau sẽ thấy cơ thể thoải mái trở lại. Khi cơn đau xuất hiện có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng và tiếng động; trước cơn đau có thể xuất hiện ảo giác hay mất thị giác tạm thời.

bệnh viêm xoang đầu

Đau đầu do bệnh viêm xoang

– Về vị trí cơn đau: Người bị bệnh viêm xoang đầu thường đau ở vị trí các xoang, có thể là xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước, xoang sàng sau hoặc xoang bướm. Đây là điểm cơ bản và đặc trưng khi bị mắc bệnh này.

– Về đặc điểm người bệnh viêm xoang đầu đau không theo cơn, mà sẽ có cơn đau đầu kéo dài. Trong khi cơn đau đầu xuất hiện, người bệnh thường có kèm sốt nhẹ, nước mũi lúc đầu trong rồi dần chuyển sang màu vàng đục hoặc xanh và có mùi hôi. Những triệu chứng trên là do đau đầu trong viêm xoang có ảnh hưởng tới các xoang trên mặt.

Trên đây là cách nhận biết cơ bản về vị trí và đặc điểm của 2 bệnh lý đau đầu trên, tuy nhiên bạn vẫn nên ra các cơ sở y tế khám xác định chính xác và nắm được tình trạng hiện tại của bệnh để có thuốc đặc trị phù hợp.

XEM THÊM

“Bài thuốc viêm xoang, viêm mũi Đỗ Minh Đường có tốt không?”, “Trẻ dưới 10 tuổi có dùng được bài thuốc Đỗ Minh không?”,... là những câu hỏi thời gian gần đây chuyên trang chúng tôi nhận được khá nhiều từ độc giả. Để trả lời những vấn đề đó,mời độc giả tìm đọc TẠI ĐÂY.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo