Khi nào nên mổ xoang hàm? Những lưu ý khi thực hiện phẫu thuật

Mổ xoang hàm là phương pháp điều trị viêm xoang hàm tối ưu nhất khi bệnh ở giai đoạn mãn tính. Nó giúp cho người bệnh thoát khỏi các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng thể chữa bệnh theo cách này. Để người bệnh hiểu hơn về phương pháp phẫu thuật xoang hàm, benhtaimuihong.net xin cung cấp một số thông tin sau.

>> Các biến chứng của viêm xoang hàm người bệnh tuyệt đối không được chủ quan

>> Thuốc điều trị viêm xoang hàm có những loại nào và hiệu quả?

Mổ xoang hàm là gì?

Mổ xoang hàm là phẫu thuật tạo nên trạng thái giải phẫu, cho phép xoang hàm có thể tự dẫn lưu nhằm phục hồi hoạt động thanh thải của hệ thống lông – nhầy. Từ đó, giúp niêm mạc xoang hàm trở lại trạng thái bình thường.

Những trường hợp được chỉ định mổ xoang hàm

Mặc dù mổ xoang mang lại hiệu quả khá cao tới 90% nhưng không phải bệnh nhân nào cũng được chỉ định điều trị bệnh theo phương pháp này. Một số trường hợp sau thường được bác sĩ chỉ định phẫu thuật:

Những ai nên mổ xoang hàm?

Những ai nên mổ xoang hàm?

  • Bệnh viêm xoang hàm tái phát quá 5 lần trong năm.
  • Viêm xoang hàm do nấm hoặc răng.
  • Dị tật xoang hàm.
  • Polyp mũi xoang.
  • U nang, u lành tính do xoang hàm
  • Viêm xoang hàm cấp điều trị bằng thuốc tây không mang lại hiệu quả và có nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Những ai không nên phẫu thuật mổ xoang hàm

Các bác sĩ chuyên khoa cho hay, một số trường hợp sau không nên mổ xoang hàm vì có thể gây ra biến chứng, sự cố nguy hiểm trong quá trình phẫu thuật:

  • Bệnh nhân viêm xoang hàm mắc các bệnh lý nội khoa nặng, suy thận hay các bệnh về máu, đặc biệt lá máu khó đông,…
  • Viêm xoang hàm ở giai đoạn nhẹ hoặc có cốt tủy viêm.

Quá trình mổ xoang hàm như thế nào?

Để chuẩn bị cho một ca mổ cần rất nhiều yếu tố như: người thực hiện, phương tiện, bệnh nhân, hồ sơ bệnh án,…

Người thực hiện mổ xoang hàm

Ngày nay, hầu hết các trường hợp viêm xoang hàm đều được chỉ định phẫu thuật nội soi nên thủ thuật khá đơn giản. Tuy nhiên, không phải bác sĩ nào cũng có thể làm được để giúp người bệnh thoát khỏi hoàn toàn căn bệnh này.

Vị trí đứng của bác sĩ trong quá trình phẫu thuật xoang hàm

Vị trí đứng của bác sĩ trong quá trình phẫu thuật xoang hàm

Chỉ có bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng từ chuyên khoa I trở lên và được đào tạo về phẫu thuật nội soi mũi xoang mới được đứng bàn mổ.

Dụng cụ hỗ trợ quá trình phẫu thuật

Để quá trình phẫu thuật diễn ra hiệu quả, thuận lợi cần có sự hỗ trợ của một số dụng cụ là:

  • Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi xoang.
  • Thuốc tê, thuốc co mạch và một số dụng cụ cần thiết khác.

Về phía bệnh nhân

Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa khám nội soi tai, mũi, họng và một số xét nghiệm khác để xem xét các yếu tố sau:

  • Công thức máu
  • Chỉ số đông máu cơ bản
  • Chức năng gan, thận

Sau đó, bệnh nhân sẽ được chụp phim cắt lớp vi tính mũi xoang và nghe giải thích về cách thức phẫu thuật, tai biến có thể xảy ra,… Cuối cùng là kết luận xem bệnh nhân có phù hợp mổ xoang hàm không. Và nếu có thì nên mổ theo phương pháp nào.

Nếu bệnh nhân thuộc diện được phẫu thuật thì cần chuẩn bị các hồ sơ bệnh án theo quy định chung.

Các bước tiến hành phẫu thuật xoang hàm

Trình tự các bước trong phẫu thuật được thực hiện nghiêm ngặt, đúng trình tự như sau:

  • Kiểm tra hồ sơ bệnh án
  • Kiểm tra người bệnh
  • Gây tê tại chỗ hoặc toàn thân
  • Để bệnh nhân nằm ở thư thế đúng chuẩn:

Thường bệnh nhân sẽ được nằm ngửa, có gối đầu cao hơn ngực khoảng 10 – 15 độ. Bác sĩ phẫu thuật chính sẽ đúng ở bên phải người bệnh, phụ tá đứng bên đối diện và trên đầu để tiện quá trình hỗ trợ mổ diễn ra thuận tiện hơn.

  • Tiến hành mổ: Quá trình phẫu thuật được thực hiện theo các bước sau:

– Đặt bấc mũi tẩm thuốc co mạch vào mũi như: Naphazolin, Oxymetazolin,…

– Gây tê ở niêm mạc mũi tại các vị trí như: chân bám cuốn giữa, niêm mạc vùng mỏm móc, lưng cuốn dưới, lỗ thoát của dây thần kinh khẩu cái trên.

– Cắt mỏm móc từ sau ra trước bằng kìm cắt ngược hoặc từ trước ra sau bằng dao lá dứa.

Hình ảnh màng xoang hàm

Hình ảnh màng xoang hàm

– Mở rộng lỗ thông xoang hàm bằng kìm cắt ngược hoặc dao hút – cắt.

– Lấy sạch bệnh tích bên trong xoang hàm hoặc qua lỗ thông xoang.

Cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật xoang hàm

Sau Khi mổ xoang hàm, bác sĩ cần lưu ý theo dõi tình trạng bệnh nhân và chăm sóc cẩn thận để tránh các biến chứng sau mổ cũng như phòng bệnh tái phát hiệu quả. Cụ thể như:

  • Rút merocel sau mổ 24 giờ hay 48 giờ.
  • Những ngày đầu sau khi mổ chỉ nên ăn nhẹ.
  • Hút máu đọng, lấy vẩy hoặc giả mạc, làm thuốc mũi xoang hàng ngày.
  • Rửa mũi từ ngày thứ 3 sau mổ bằng nước muối sinh lý pha sẵn 0.9%.
  • Nếu trường hợp bệnh nhân bị chảy máu có thể nhét bấc vào cầm máu hoặc xuất hiện các bất thường khác cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời.

Trên đây là các vấn đề liên quan tới phương pháp mổ xoang hàm, hi vọng sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về cách điều trị bệnh này. Để biết được mình có thuộc đối tượng mổ xoang hàm hay không, bạn nên đi thăm khám bác sĩ và xin ý kiến tư vấn.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo