Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị

Viêm họng liên cầu khuẩn là một trong những dạng viêm họng nguy hiểm nhất. Nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể gây những biến chứng khôn lường. Vậy, cách nhận biết viêm họng liên cầu như thế nào? Điều trị bệnh ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

>> 5 Triệu chứng viêm họng và cách điều trị ngay tức thời

>> Viêm họng cấp: Các triệu chứng rõ ràng của bệnh và cách điều trị

Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh gì?

Viêm họng do liên cầu khuẩn là tình trạng cổ họng đau rát do một loại vi khuẩn tên là Streptococcus gây ra. Các triệu chứng của bệnh thường nghiêm trọng hơn so với nhiễm trùng cổ họng do virus. Ước chừng có khoảng 30 triệu ca mắc bệnh mỗi năm.

Nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng như viêm thận hoặc sốt thấp khớp…

Viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu khuẩn

Những ai thường mắc phải viêm họng liên cầu khuẩn?

Ai cũng có thể mắc phải viêm họng liên cầu khuẩn. Tuy nhiên, độ tuổi mắc bệnh phổ biến nhất là ở trẻ từ 5 đến 15 tuổi.

Có tới 20 – 30% các ca đau họng ở trẻ em là do liên cầu khuẩn. Trong khi ở người lớn chỉ có 5 – 15% số ca đau họng là do loại vi khuẩn này gây ra.

Bệnh nhân lớn tuổi và những người đang mắc bệnh khác (như cúm) dễ bị nhiễm trùng cơ hội hơn.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Thời tiết thay đổi, mùa xuân và mùa thu
  • Tụ tập ở nơi đông người
  • Sức đề kháng kém
  • Vệ sinh nhà cửa, đồ đạc không được sạch sẽ

Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu khuẩn

Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn đó là do vi khuẩn tên Streptococcus pyogenes hay còn được gọi là Streptococcus nhóm A. Chính vì vậy, viêm họng liên cầu khuẩn còn được gọi là viêm họng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A.

Viêm họng do liên cầu khuẩn có lây không?

Benhtaimuihong.net xin khẳng định rằng: Đây là một bệnh rất dễ lây truyền và chủ yếu lây lan dưới các hình thức sau:

  • Đường hô hấp: hít phải các hạt nước trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
  • Ăn uống chung với người bệnh.
  • Tiếp xúc với các đồ vật như tay nắm cửa hoặc những bề mặt khác có dính vi khuẩn gây bệnh.

Chính vì vậy, mỗi người cần cẩn trọng và bảo vệ sức khỏe của mình. Khi mắc bệnh cũng cần lưu ý để không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Các biến chứng nguy hiểm của viêm họng do liên cầu

Mặc dù viêm họng liên cầu tự thân nó không nguy hiểm, nhưng bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng khác được liệt kê ở dưới đây:

– Vi khuẩn Streptococcus có thể lây lan, gây ra nhiễm trùng ở: amidan, xoang, da, máu, trung tai. Bệnh có thể gây ra phản ứng viêm.

Viên họng do liên cầu có thể gây ra suy thận ở trẻ em

Viên họng do liên cầu có thể gây ra suy thận ở trẻ em

– Viêm họng liên cầu còn có thể gây ra một số bệnh viêm nhiễm khác như:

  • Bệnh ban đỏ, nổi mề đay, một căn bệnh đặc trưng bởi phát ban.
  • Viêm thận (poststreptococcal viêm cầu thận).
  • Sốt thấp khớp, một tình trạng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tim, khớp, hệ thần kinh và da.

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm họng liên cầu

Sau khi nhiễm khuẩn Streptococcus, người bệnh có thể mất từ 2 đến 5 ngày mới xuất hiện triệu chứng. Các biểu hiện của bệnh có thể có bao gồm:

  • Đau cổ họng hoặc gặp khó khăn khi nuốt
  • Các hạch bạch huyết ở cổ sưng lên và đau.
  • Sưng hạch hầu và có những mảng trắng trong cổ họng hoặc những chấm đỏ nhỏ có thể xuất hiện trên vòm miệng.
  • Sốt trên 38°C
  • Đau đầu, đau cơ và cứng cơ
  • Phát ban
  • Đau dạ dày, ăn không ngon, buồn nôn

Tuy nhiên, không phải ai nhiễm vi khuẩn Streptococcus đều bị viêm họng. Nói cách khác, bạn có thể mang vi khuẩn và có thể truyền qua người khác nhưng không biểu hiện bệnh.

Cách nhận biết bệnh viêm họng liên cầu khuẩn

Để nhận biết đâu là biểu hiện của viêm họng liên cầu, người bệnh cần theo dõi và đánh giá những triệu chứng sau:

– Xác định mức độ đau cổ họng: triệu chứng này phải xuất hiện một cách độc lập, không phải chỉ khi nuốt hay nói mới đau

– Thử nuốt nước bọt: nếu cổ hỏng chỉ đau một cách vừa phải nhưng trở nên rất đau mỗi khi nuốt thì có khả năng bạn đã nhiễm liên cầu khuẩn

– Ngửi hơi thở: hơi thở khi nhiễm liên cầu khuẩn sẽ nặng mùi và hôi hơn bình thường

– Sờ vào các tuyến ở cổ:

  • Dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng sờ vào khu vực nằm ngay trước tai, rồi di chuyển ngón tay theo chuyển động vòng tròn phía sau tai
  • Đồng thời cũng cần kiểm tra khu vực cổ họng ngay dưới cằm. Với bệnh này, nơi hạch bạch huyết thường sưng nhất là dưới xương hàm, đâu đó ở vị trí giữa cằm và tai. Di chuyển đầu ngón tay lùi lại và hướng lên tai, sau đó hướng xuống dọc theo bên cổ ở dưới tai.
  • Kết thúc kiểm tra ở xương đòn và lập lại tương tự ở phía bên kia.
  • Nếu bạn sờ thấy chỗ phồng hay sưng đáng kể ở nhưng nơi vừa kiểm tra thì đó có thể là hạch bạch huyết bị sưng do liên cầu khuẩn.

Kiểm tra các tuyến ở cổ để nhận biết các dấu hiệu viêm họng do liên cầu

Kiểm tra các tuyến ở cổ để nhận biết các dấu hiệu viêm họng do liên cầu

– Kiểm tra lưỡi: Người mắc viêm họng liên cầu khuẩn thường có nhiều hạt nhỏ li ti màu đỏ phủ dọc theo lưỡi, đặc biệt ở khu vực trong cổ họng. Nhiều người mô tả lớp hạt nhỏ li ti gây đau này giống với vỏ ngoài quả dâu tây.

– Kiểm tra phía sau cổ họng: Bệnh nhân viêm họng liên cầu khuẩn phát triển các đốm xuất huyết màu đỏ trên ngạc mềm và ngạc cứng (trên vòm họng, nằm gần phía sau).

– Kiểm tra amidan (nếu bạn chưa cắt amidan): Loại viêm họng này khiến amidan sưng lên, có màu đỏ tươi hay đỏ đậm hơn bình thường và lớn hơn thấy rõ.

  • Ngoài ra người bệnh cũng sẽ để ý thấy amidan có phủ một lớp màu trắng, lớp phủ này có thể nằm trực tiếp trên amidan hoặc đơn giản nằm sâu trong cổ họng, nó cũng có khả năng mang màu vàng thay vì màu trắng.
  • Không hẳn chỉ xuất hiện dưới dạng lớp phủ màu trắng, người bệnh có thể thấy những vệt mủ dài màu trắng phủ lấy amidan. Đây chính là triệu chứng của viêm họng liên cầu khuẩn.

– Chú ý một số triệu chứng khác:

  • Để ý xem những người xung quanh có ai bị viêm họng do liên cầu khuẩn
  • Xem xét tốc độ phát triển của bệnh
  • Kiểm tra thân nhiệt (sốt cao trên 38 độ)
  • Chú ý triệu chứng nhức đầu (mức độ nhẹ cho tới rất đau)
  • Quan sát hệ tiêu hóa (ăn không ngon miệng, buồn nôn, nôn hoặc đau bụng)
  • Để ý đến tình trạng mệt mỏi (đặc biệt là vào buổi sáng, không có sức lực cho hoạt động thường ngày)
  • Dấu hiệu nổi mề đay (có thể sốt ban đỏ)
  • Một số triệu chứng ở mũi (nghẹt mũi, chảy mũi, hay đỏ và ngứa mắt)

Cách chẩn đoán viêm họng liên cầu khuẩn trong y khoa

Để xác định một cách chính xác nguyên nhân gây ra bệnh đau họng của bạn, nhất là khi nghi ngờ do khuẩn Streptococcus, các bác sĩ thường phải tiến hành một số các kiểm tra và xét nghiệm như sau:

– Đầu tiên, người bệnh cần liệt kê tất cả các dấu hiệu và triệu chứng mà mình mắc phải, bao gồm: viêm họng, sốt, tình trạng các hạch bạch huyết. Theo đó, các bác sĩ có thể dùng đèn soi và dụng cụ để kiểm tra bằng mắt thường cổ họng, amidan.

  • Bác sĩ sẽ kiểm tra xem có họng của bạn có bị đỏ, sưng, và vệt màu trắng hoặc có mủ trên tonsils.
  • Cũng có thể có những đốm nhỏ màu đỏ trên vòm miệng mềm hoặc cứng – khu vực ở phía sau của vòm miệng.

Chẩn đoán viêm họng do liên cầu

Chẩn đoán viêm họng do liên cầu

Mặc dù những dấu hiệu nhiễm trùng đó chưa thể nói lên là do virus hay vi khuẩn, nhưng các chuyên gia cũng phần nào đánh giá được tình trạng bệnh của bạn. Trong thực tế, một số bệnh nhiễm trùng cổ họng do virus nhìn “tồi tệ” hơn là nhiễm trùng do vi khuẩn liên cầu khuẩn.

Vì lý do đó, bác sĩ có thể sử dụng một hoặc một số các xét nghiệm sau để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn liên cầu Streptococcus:

– Ngoáy họng:

  • Đối với thử nghiệm này, một miếng gạc vô trùng sẽ được cọ xát trên mặt sau của cổ họng và amidan để có được một mẫu của chất tiết.
  • Đây không phải là một xét nghiệm gây đau đớn. Nhưng nó có thể gây cho người bệnh cảm giác buồn nôn trong thời gian ngắn. Mẫu chất tiết sau khi lấy sẽ được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để phát hiện vi khuẩn. Tuy nhiên, kết quả có thể kéo dài đến 2 ngày.

– Xét nghiệm kháng nguyên:

  • Vì những hạn chế về thời gian cũng như việc lấy mẫu chất tiết của cách xét nghiệm dịch cổ họng nói trên, các bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm kháng nguyên nhanh chóng trên các mẫu swab.
  • Xét nghiệm này có thể phát hiện vi khuẩn strep trong vài phút bằng cách tìm kiếm các chất lạ (kháng nguyên) trong cổ họng. Nếu các xét nghiệm dương tính với vi khuẩn strep, người bệnh sẽ cần điều trị bằng kháng sinh ngay lập tức.
  • Nhưng các xét nghiệm kháng nguyên có một nhược điểm: có thể bỏ lỡ một số yếu tố gây nhiễm trùng khác. Vì lý do này, nhiều bác sĩ vẫn sử dụng biện pháp ngoáy họng.

– Kiểm tra DNA:

  • Đây là xét nghiệm sử dụng công nghệ DNA để phát hiện viêm họng. Bác sĩ sẽ dùng tăm bông để chấm họng lấy mẫu dịch.
  • Kết quả của phương pháp này sẽ có sau 1 ngày hoặc thậm chí là nhanh hơn. Đồng thời, phương pháp này cũng cho kết quả chính xác hơn là ngoáy họng.

Khi nào người bệnh nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu có một trong các triệu chứng sau:

  • Đau họng kèm sưng tuyến bạch huyết
  • Đau họng lâu hơn 48 tiếng
  • Đau họng kèm sốt trên 38 độ C ở trẻ lớn hoặc sốt lâu hơn 48 tiếng
  • Đau họng kèm phát ban
  • Khó thở hoặc khó nuốt, kể cả nuốt nước bọt
  • Sốt kèm đau khớp, thở gấp và phát ban
  • Nước tiểu đậm màu hơn 1 tuần sau khi đau họng. Đây là trường hợp biến chứng nghiêm trọng vì thận bị sưng do khuẩn liên cầu.

Điều trị viêm họng liên cầu khuẩn như thế nào?

Phương pháp chính trong điều trị viêm họng do khuẩn Streptococcus là sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh để ức chế vi khuẩn. Cụ thể các loại thuốc và công dụng của nó như sau:

Sử dụng thuốc kháng sinh

Thông thường, với căn bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc để điều trị. Loại thuốc mà bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân là kháng sinh Penicilin. Thuốc này có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn phát triển nhanh chóng, giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng lây lan bệnh hiệu quả nhất.

Nếu trẻ mắc bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, bác sĩ sẽ cho trẻ dùng dung dịch uống amoxicillin. Bởi loại thuốc này có vị dễ uống hơn Penicilin. Nếu người bệnh bị dị ứng với penicillin, bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh thay thế như cephalosporin (cephalexin) hoặc macrolide (erythromycin hoặc azithromycin).

Các loại kháng sinh thường được chỉ định trọng trường hợp viêm họng do liên cầu

Các loại kháng sinh thường được chỉ định trọng trường hợp viêm họng do liên cầu

Thuốc kháng sinh sẽ làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, cũng như giảm nguy cơ gây biến chứng và khả năng lây bệnh cho các thành viên trong gia đình cũng như cộng đồng.

Cần lưu ý, thuốc kháng sinh có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng nhanh chóng và người bệnh sẽ cảm thấy tốt hơn chỉ trong vòng 1 hoặc 2 ngày. Nếu sau khi uống kháng sinh khoảng 48 giờ mà không thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm, hãy gọi điện ngay cho bác sĩ hoặc tới bệnh viện ngay để xử lí kịp thời.

Đối với trẻ em, thường sau 24 giờ bắt đầu điều trị, các bé sẽ cảm thấy khỏe hơn và không còn sốt nữa. Mẹ có thể cho bé quay trở lại trường học hoặc tiếp tục chăm sóc con tại nhà đến khi bệnh của bé không còn khả năng lây nhiễm.

Nhưng cần chắc chắn là phải dùng hết số thuốc bác sĩ kê đơn. Nếu dừng thuốc đột ngột có thể dẫn đến bệnh tại phát và gây những biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như sốt thấp khớp hoặc viêm thận.

Một số loại thuốc làm giảm triệu chứng

Ngoài thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể gợi ý cho người bệnh một số loại thuốc không kê toa để giảm đau cổ họng và làm hạ sốt, chẳng hạn như:

  • Ibuprofen (Advil, Motrin…)
  • Acetaminophen (Tylenol…)

Thuốc để điều trị triệu chứng do viêm họng liên cầu khuẩn

Thuốc để điều trị triệu chứng do viêm họng liên cầu khuẩn

Các loại thuốc có chứa paracetamol có thể được dùng để giảm đau cổ họng và hạ sốt.

Các bậc phụ huynh cần lưu ý, không được cho trẻ em sử dụng thuốc aspirin vì nó có thể gây ra nguy cơ phát triển hội chứng Reye – là một căn bệnh tổn thương não cấp tính, gan thoái hóa mỡ, thường xảy ra sau khi trẻ mắc một số bệnh do nhiễm virus cấp tính.

Hội chứng này có khả năng đe dọa tính mạng của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nhất định không được dùng aspirin cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.

Bên cạnh đó, hãy cẩn thận với acetaminophen. Khi uống liều lớn, nó có thể gây ra vấn đề về gan. Do vậy, người bệnh cần đọc kỹ và làm theo những hướng dẫn của nhà sản xuất, dược sĩ và bác sĩ.

Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho những chỉ định và lời khuyên của bác sĩ. Do vậy, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám để có những phác đồ điều trị thích hợp.

Giải pháp hỗ trợ điều trị viêm họng liên cầu khuẩn

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, thói quen sống và sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống cũng góp phần giúp cho người bệnh mau chóng khỏi hơn.

Vậy những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm họng do liên cầu khuẩn? Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Uống nhiều nước (đặc biệt là nước ấm, nước chanh)
  • Rửa tay thường xuyên là cách tốt nhất để hạn chế sự lây lan bệnh
  • Uống đầy đủ các loại kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ
  • Tránh tiếp xúc với người mắc viêm họng do liên cầu. Không dùng chung những đồ vật cá nhân như ly uống nước
  • Ăn những thức ăn mềm như soup, bột ngũ cốc, khoai tây nghiền và sữa chua. Tuy nhiên sữa chua đông đá hay kem thì nên loại bỏ khỏi danh sách. Cần tránh những thực phẩm lạnh.
  • Không hắt hơi hoặc ho vào người khác nếu bạn đang bị bệnh. Cha mẹ cần dạt con che miệng lại khi ho hoặc hắt hơi
  • Không ăn những thức ăn cay.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm
  • Tránh những chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, rượu bia…

Rửa tay thường xuyên vừa là cách chữa bệnh vừa là cách phòng bệnh

Rửa tay thường xuyên vừa là cách chữa bệnh vừa là cách phòng bệnh

Làm thế nào để phòng tránh viêm họng do liên cầu khuẩn?

Để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này, cần lưu ý những điều sau đây:

  • Rửa tay: Rửa tay đúng cách là cách tốt nhất để ngăn ngừa các loại bệnh nhiễm trùng. Đó là lý do tại sao điều quan trọng tự làm sạch tay thường xuyên và dạy dỗ con cái làm thế nào để rửa tay đúng cách, sử dụng xà phòng và nước hoặc thuốc rửa tay có chất cồn.
  • Che miệng: Người lớn cũng như trẻ nhỏ cần hình thành thói quen che miệng mỗi khi ho, hắt hơi hoặc ngáp. Để đảm bảo vi khuẩn từ miệng không bị lây truyền trong không khí.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân: Không nên dùng chung các đồ vật như thìa, đũa, cốc uống nước… Các vật dụng nói trên sau khi dùng xong phải được rửa lại thật cẩn thận, sạch sẽ với nước ấm, xà phòng hoặc máy rửa chén.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Hàng ngày cần đánh răng ít nhất 2 lần, nhất là sau khi ăn xong. Nên súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch súc miệng khác để loại bỏ bớt vi khuẩn.

Viêm họng liên cầu khuẩn là một căn bệnh khá nguy hiểm cần phòng tránh triệt để. Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh cho bạn. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo