Viêm mũi là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh

Bệnh viêm mũi là một trong những bệnh về tai mũi họng thường gặp nhất, đặc biệt là trẻ em. Viêm mũi có biểu hiện ra sao, điều trị bệnh tại nhà cũng như cách phòng tránh bệnh như thế nào? Cùng benhtaimuihong.net tìm hiểu qua bài viết sau đây.

>> Dấu hiệu viêm mũi và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

>> Viêm mũi cấp tính là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Viêm mũi là bệnh gì?

Viêm mũi là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trên bề mặt niêm mạc hốc mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với chứng cảm cúm thông thường. Trong ngành y, viêm mũi họng chỉ tình trạng sưng các ống mũi và vòm họng.

Viêm mũi có thể có các triệu chứng như chảy nước mũi hay chảy máu mũi, tắc ngứa mũi, hắt hơi, khứu giác giảm, dịch mũi có thể chảy xuống họng gây đau rát họng và ho.

Bệnh viêm mũi

Bệnh viêm mũi

Nguyên nhân bị viêm mũi là gì?

Mũi là bộ phận làm việc thường xuyên, không được nghỉ ngơi vì vậy rất dễ bị tổn thương do các yếu tố môi trường, dễ bị nhiễm những tạp chất, dị vật trong không khí khi chúng ta hít thở vào. Mũi giữ lại những vi khuẩn có hại, không cho vào cơ thể nên gây ra bệnh viêm mũi.

Một số nguyên nhân gây ra viêm mũi có thể kể đến như:

  • Thời tiết thay đổi, sức đề kháng lại chưa kịp thích nghi với những biến đổi ấy
  • Sức đề kháng yếu nên dễ bị lây bệnh từ người khác
  • Do sống trong môi trường ô nhiễm, làm việc trong môi trường khói bụi, máy lạnh…
  • Vệ sinh mũi không đúng cách, dùng tay ngoáy mũi khiến mũi bị viêm nhiễm
  • Lạm dụng các loại thuốc chữa viêm mũi có thể gây tình trạng nghiêm trọng hơn.
  • Do thói quen sinh hoạt, uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đặc biệt là đường hô hấp.

Ngồi điều hòa nhiều dễ bị viêm mũi

Nhân viên văn phòng ngồi điều hòa nhiều dễ bị viêm mũi

Đối tượng hay mắc phải bệnh viêm mũi

Viêm mũi là bệnh dễ dàng mắc phải ở mọi lứa tuổi khác nhau, tuy nhiên độ tuổi hay mắc phải nhất là độ tuổi trẻ em, các bé đang đi nhà trẻ, mẫu giáo dưới 6 tuổi. Do các bé chưa có ý thức tự chăm sóc cơ thể và bệnh tác động nhiều hơn đến sức khỏe vì sức đề kháng yếu cùng hốc mũi hẹp.

Người già cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khi thay đỏi thời tiết bởi sức đề kháng và hệ miễn dịch đã không còn hoạt động tốt.

Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường khói bụi, độc hại, ngồi điều hòa nhiều cũng dễ bị mắc bệnh hơn.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Một số yếu tố sau đây làm tăng khả năng mắc viêm mũi:

  • Tuổi: trẻ nhỏ dễ mắc bệnh hơn
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch dễ mắc bệnh hơn
  • Nơi làm việc: môi trường làm việc không an toàn sẽ khiến bạn dễ mắc bệnh
  • Phòng tập thể dục: Đây là nơi mà bạn phải đổ mồ hôi nhiều khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập
  • Một sự kiện thể thao: Tương tự như phòng tập thể dục, đây là nơi khiến bạn dễ mắc bệnh nhất
  • Những nơi đông đúc: tàu, xe bus, bữa tiệc… đây là những nơi có nhiều người và bạn sẽ dễ bị lây nhiễm bệnh từ họ.

Triệu chứng của bệnh viêm mũi là gì?

Do có sự liên thông giữa mũi – họng với vòi tai, nên khi bị mũi bị viêm, dịch viêm sẽ chảy tràn ra khoang mũi – họng, che lấp vòi tai, gây ra các biểu hiện bệnh điển hình ở những vùng này là:

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, giảm khứu giác
  • Hắt hơi
  • Ho, đau họng, có đờm…
  • Đau hoặc rát họng
  • Mắt ngứa hoặc chảy nước mắt
  • Nhức đầu, mệt mỏi, đau khắp người
  • Sốt nhẹ
  • Chảy dịch mũi sau.
  • Ù, đau tai vì tắc vòi tai

Triệu chứng bệnh viêm mũi

Triệu chứng bệnh viêm mũi

Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện trong vòng 1 – 3 ngày sau khi bạn bị nhiễm bệnh và kéo dài từ 7 – 10 ngày, thậm chí lâu hơn nếu không được chữa trị đúng cách.

Một vài thể viêm mũi thường gặp và dấu hiệu nhận biết

Viêm mũi cấp

Bản chất của viêm mũi cấp tính là một dạng khu trú của các bệnh hô hấp cấp tính, nếu không biết phân biệt sẽ chẩn đoán tới cúm. Các bệnh về hô hấp cấp tính thường bắt đầu bằng viêm mũi cấp tính trong đó những biểu hiện tại chỗ của bệnh lan rộng hơn, xâm lấn cả niêm mạc họng, thanh quản, khí quản.

Bệnh thường gây ra bởi siêu vi trùng đường hô hấp kèm theo nhiễm khuẩn cấp. Toàn thân người bệnh sốt và mệt mỏi. Bệnh diễn biến từ vài ngày đến vài tuần. Nếu bệnh viêm mũi thể nhẹ bệnh nhân có thể tự khỏi mà không cần dùng tới thuốc điều trị.

Viêm mũi dị ứng

Bệnh có các triệu chứng như tắc mũi, hắt hơi, xổ mũi diễn biến theo từng đợt, xảy ra trên người bệnh có cơ địa dị ứng. Bệnh hay gặp nhất mỗi khi giao mùa, hoặc dị ứng với bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật… Tìm nguyên nhân dị ứng không hề đơn giản, phải thực hiện tại các trung tâm dị ứng miễn dịch. Khi này bệnh nhân sẽ được tham gia một quy trình khám nghiệm tìm ra yếu tố gây dị ứng và điều trị bằng cách giải mẫn cảm với các tác nhân gây dị ứng này có thể trong nhiều năm.

Bệnh viêm mũi dị ứng diễn ra thành nhiều đợt do đó nó có thể gây viêm nhiễm cả niêm mạc mũi xoang. Những viêm nhiễm có thời gian kéo dài trên 6 tuần đều có khả năng trở thành viêm mũi xoang dị ứng nhiễm khuẩn.

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi do nhiễm nấm

Về bản chất, đây là một dạng của viêm mũi dị ứng. Bởi bệnh thường xảy ra trên một niêm mạc đường hô hấp dị ứng có khả năng miễn dịch, đề kháng thấp.

Có thể điều trị bệnh như phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng cùng kháng sinh chống nấm uống phối hợp.

Viêm mũi do nhiễm khuẩn

Là bệnh viêm mũi do nhiễm khuẩn thuần túy, điều trị bằng kháng sinh nhiễm khuẩn đường hô hấp tại hốc mũi rất hiệu quả. Tuy nhiên bệnh có diễn biến nhanh, nếu không điều trị kịp thời và tích cực sẽ phát triển thành viêm mũi xoang nhiễm khuẩn.

Rhinitis medicamentosa

Đây là một dạng viêm mũi do thuốc gây ra. Bệnh xuất hiện do các loại thuốc uống nhất định (chủ yếu là các thuốc dẫn xuất từ sympathomimetic amine và 2-imidazoline) và các thuốc thông mũi (như các thuốc xịt mũi với oxymetazoline, phenylephrine, xylometazoline và naphazoline) để làm co bóp các mạch máu trong lớp mỡ của mũi

Một số dạng viêm mũi mãn tính:

  • Chronic atrophic rhinitis: Viêm mũi mãn tính dưới dạng teo màng nhầy và tuyến
  • Rhinitis sicca: Dạng mãn tính làm khô màn nhầy
  • Polypous rhinitis: Viêm kẽm mạn tính liên quan đến các polyp trong khoang mũi.

Chẩn đoán bệnh viêm mũi như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà bạn nhận thấy. Sau đó, họ sẽ thực hiện một số bước khám bệnh như:

  • Quan sát mũi, cổ họng, tai
  • Dùng một tăm bông lấy mẫu dịch để kiểm tra khả năng nhiễm khuẩn hoặc nhiễm cúm.
  • Kiểm tra các hạch bạch huyết của bạn để xem nó có sưng hay không
  • Nghe phổi khi bạn hít thở để xác định xem có dịch trong phổi hay không.

Nhiều trường hợp phải thực hiện sinh thiết để chẩn đoán chính xác bệnh.

Chẩn đoán viêm mũi

Chẩn đoán viêm mũi

Điều trị viêm mũi bằng cách nào?

Chữa bệnh viêm mũi ở người lớn:

Viêm mũi họng do virus không thể điều trị khỏi bằng kháng sinh. Thay vào đó, bác sĩ sẽ tập trung vào điều trị các triệu chứng. Các triệu chứng của bệnh sẽ dần dần được cải thiện trong vài ngày chỉ với việc nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc không cần kê toa để giảm đau và giảm triệu chứng.

Những loại thuốc bán không kê đơn sau đây có thể được sử dụng để điều trị bệnh ở người lớn:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc giảm đau kết hợp với thuốc kháng histamin
  • Thuốc kháng viêm không steroid
  • Hoạt chất làm loãng chất nhầy
  • Thuốc làm dịu cơn đau họng
  • Thuốc trị ho trong trường hợp ho nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
  • Thuốc bổ bổ sung kẽm, cần được bổ sung khi bệnh mới xuất hiện những triệu chứng đầu tiên
  • Xịt mũi
  • Thuốc kháng virus nếu bạn bị nhiễm cúm

Điều trị viêm mũi ở trẻ em:

Nếu con bạn mắc bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị viêm mũi ở trẻ em sau đây:

  • Dùng dầu thoa
  • Xịt mũi với nước muối sinh lý
  • Siro kẽm sulfat

Điều trị viêm mũi ở trẻ em

Điều trị viêm mũi ở trẻ em không nên sử dụng kháng sinh, trừ khi có chỉ định của bác sĩ

Phương pháp làm giảm triệu chứng viêm mũi tại nhà

Trước hết chúng ta phải hiểu là phải hướng tới rèn luyện cơ thể để tự động phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp trên, nhất là những người có cơ địa viêm mũi. Và sử dụng các biện pháp sau để làm giảm diễn tiến của bệnh:

  • Tắm nước nóng, tắm nắng, tắm khí và các dạng thể thao nhằm tăng cường hệ tim mạch và bộ máy hô hấp, giúp cơ thể tạo ra những phản ứng bình thường…
  • Sử dụng máy làm ẩm hoặc bình phun hơi
  • Ăn súp, cháo… đồ ăn lỏng, dễ tiêu
  • Pha một muỗng cà phê muối với nước ấm rồi súc miệng có thể giúp giảm cảm giác đau họng
  • Dùng hỗn hợp mật ong và nước ấm để xoa dịu cơn đau. Không được dùng cho trẻ dưới 1 tuổi
  • Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc.

Khi có những triệu chứng bất thường, cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn các phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bệnh viêm mũi có dễ lây không?

Bệnh viêm mũi rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.

Các chuyên gia giải thích: Đa số trường hợp viêm mũi ở người lớn là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn (nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus). Loại nhiễm trùng này  hoàn toàn có thể truyền từ người này sang người khác qua nước bọt hoặc dịch tiết của mũi.

Viêm mũi là bệnh dễ lây từ người này sang người khác

Viêm mũi là bệnh dễ lây từ người này sang người khác

Không những thế, hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, hoặc dịch chảy xuống họng gây ho, có đờm cũng khiến cho vi khuẩn, virus nhanh chóng phát tán trong không khí. Chưa kể đến việc tiếp xúc trực tiếp với các vật thể bị lây nhiễm và bề mặt bị lây nhiễm cũng làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm căn bệnh này.

Ở trẻ em, vi khuẩn từ âm đạo của mẹ có thể tấn công bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Do đó, trẻ dễ mắc một số bệnh viêm mũi đặc hiệu như: viêm mũi do lâu, viêm mũi giang mai… Vì thế, cần cẩn trọng bởi viêm mũi rất dễ lây lan từ người này sang người khác.

Biện pháp phòng tránh bệnh viêm mũi hiệu quả

Bạn cần tránh xa các yếu tố có nguy cơ gây bệnh: nhớ rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với đồ vật bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…

Khi thời tiết chuyển mùa, đảm bảo luôn phải giữ ấm cho cơ thể, nhất là đối với trẻ em rất quan trọng để phòng tránh các bệnh về tai mũi họng.

Đeo khẩu trang khi ra đường

Luôn giữ cho cơ thể được sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.

Không sử dụng tay để ngoáy mũi, tay chứa nhiều vi khuẩn có hại mà mắt không nhìn thấy được.

Nên súc miệng hàng ngày bằng nước muối

Khi thấy các dấu hiệu lạ nên đến các trung tâm y tế để khám và điều trị. Chú ý không sử dụng thuốc tự ý điều trị, tránh gặp phải những rủi ro đáng tiếc

Bệnh viêm mũi là một bệnh thông thường về hô hấp, nhưng đừng vì bệnh nhẹ mà coi thường nhé, nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đấy. Hãy bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những yếu tố gây bệnh nhé!

Xem thêm video: Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo