Sổ mũi là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu, dấu hiệu và cách phòng tránh

Sổ mũi là bệnh thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc mắc các bệnh về Tai – Mũi – Họng. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng sổ mũi, ảnh hưởng như thế nào và cách điều trị, phòng tránh sổ mũi ra sao? Trong bài viết này benhtaimuihong.net sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề liên quan đến chứng sổ mũi.

>> Thuốc trị viêm mũi dị ứng phổ biến nhất hiện nay và hiệu quả điều trị từng loại

>> Dấu hiệu viêm mũi và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Nhiều người thường cho rằng, bị sổ mũi, hắt hơi liên tục là dấu hiệu quả bệnh cảm cúm. Nên tự ý ra hiệu thuốc, mua thuốc cảm cúm điều trị. Đây là việc làm sai lầm và rất nguy hiểm.

Bởi vì sổ mũi liên tục không chỉ là dấu hiệu của bệnh cảm cúm mà còn là dấu hiệu đặc trưng của bệnh về đường hô hấp, tai – mũi – họng như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng… Do đó, nếu không xác định chính xác được nguyên nhân của bệnh, điều trị kịp thời bệnh có thể phát triển và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

 Sổ mũi là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm mũi

Sổ mũi là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm mũi

Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu sổ mũi kèm theo tình trạng chảy nước mũi khó chịu người bệnh nên đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân gây sổ mũi là gì?

Sổ mũi là một biểu hiện phổ biến của các bệnh về đường hô hấp. Bởi vì mũi là cơ quan đầu cửa ngõ, thường xuyên phải hoạt động nên rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố môi trường, dị vật khi chúng ta hít thở vào. Qua đó, mũi giữ lại các vi khuẩn có hại, không cho xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh. Cụ thể là:

  • Thay đổi thời tiết thất thường, sức đề kháng kém, chưa kịp thích nghi với biến đổi.
  • Sức đề kháng yếu dễ bị lây bệnh từ người khác.
  • Do môi trường sống ô nhiễm hay làm nghề nghiệp đặc thù có tính chất dễ gây bệnh như: khói bụi, máy lạnh, hoá chất, xăng dầu,…
  • Không thường xuyên vệ sinh mũi, khoang miệng, dùng tay ngoáy mũi khiến mũi bị viêm nhiễm.
  • Lạm dụng các loại thuốc chữa sổ mũi khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Thói quen ăn uống: ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng, uống rượu bia, hút thuốc,… làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường hô hấp.

Các tình trạng sổ mũi thường gặp

Như đã nói ở trên, sổ mũi là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh viêm mũi. Để xác định rõ sổ mũi có nguyên nhân do bệnh gì, người bệnh có thể tham khảo một số triệu chứng sổ mũi do bệnh lý gây ra dưới đây:

Sổ mũi do viêm mũi cấp tính

Bệnh thường gây ra bởi các siêu vi trùng đường hô hấp kèm theo nhiễm khuẩn cấp. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và sốt nhẹ. Bệnh có thể diễn biến từ vài ngày đến vài tuần và tuỳ theo cơ địa của từng người mà bệnh có thể khỏi không cần dùng thuốc hay kéo dài, biến chứng nguy hiểm.

Sổ mũi do viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng thường gặp nhất vào giao mùa hay do các tác nhân khác gây ra như: phấn hoa, xăng xe, mỹ phẩm, lông động vật…. Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sổ mũi, hắt hơi theo từng đợt.

Khi thấy mình bị sổ mũi bạn nên đi khám để chuẩn đoán ra bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa trị phù hợp cho bạn.

Bệnh viêm mũi gây sổ mũi là bệnh dễ mắc phải ở mọi lứa tuổi khác nhau, tuy nhiên đối tượng mắc phải nhiều nhất là trẻ nhỏ, đặc biệt là các béđang đi nhà trẻ. Vì các bé hệ miễn dịch yếu rất dễ lây bệnh từ bạn bè khi trên lớp học.

 Trẻ bị sổ mũi nước phải làm sao?

Trẻ bị sổ mũi nước phải làm sao?

Bên cạnh đó, người già cũng là đối tượng dễ mắc bệnh bởi sức đề kháng và hệ miễn dịch đã không còn hoạt động tốt và đã đã nhờn thuốc.

Khi nào sổ mũi là triệu chứng nghiêm trọng?

Để phân biệt sổ mũi do gặp các vấn đề về bệnh hô hấp với sổ mũi cảm cúm bình thường, các bạn có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:

  • Chảy nước mũi kéo dài hơn 10 ngày.
  • Chảy nước mũi kèm sốt cao.
  • Nước mũi có chứa máu.
  • Nước mũi có màu xanh hoặc vàng đục kèm đau.

Cho nên, khi thấy mình bị sổ mũi kèm các dấu hiệu trên nên tới các cơ sở y tế thăm khám để biết tình trạng bệnh và chữa trị kịp thời. Tránh tự ý mua các loại thuốc về điều trị gây ra các tác dụng phụ không mong muốn làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Điều trị bệnh sổ mũi bằng cách nào?

Để giảm nhanh triệu chứng sổ mũi, khỏi bệnh nhanh cần nhờ tới sự can thiệp của các loại thuốc đặc trị viêm mũi. Lưu ý, trước khi dùng phải xin ý kiến bác sĩ và dùng đúng liều lượng. Hiện nay có một số thuốc hỗ trợ điều trị sổ mũi rất hiệu quả, bạn có thể tham khảo, sử dụng như sau:

Cách điều trị sổ mũi ở người lớn

Người lớn là đối tượng trưởng thành, các chức năng về cơ bản đã hoàn thiện, sức đề kháng cũng tốt hơn nên khi điều trị bệnh sổ mũi cũng không cần tránh lạm dụng các loại thuốc như trẻ em. Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị sổ mũi là:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc kháng viêm không steroid
  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc xịt

 Giảm sổ mũi nhờ thuốc xịt mũi Thái Dương

Giảm sổ mũi nhờ thuốc xịt mũi Thái Dương

Điều trị bệnh sổ mũi ở trẻ em

Đối với trẻ em, việc chọn các loại thuốc an toàn cho bé nhưng hiệu quả mang lại cao là vấn đề mà các bậc phụ huynh luôn quan tâm, lo lắng. Một số loại thuốc điều trị viêm mũi ở trẻ em đã được các bác sĩ chỉ định sử dụng như:

  • Thuốc xịt mũi với nước muối sinh lý
  • Dùng dầu thoa
  • Thuốc siro kẽm sulfat

Liều lượng dùng của các loại thuốc điều trị sổ mũi cần tuần theo đúng chỉ định và kê đơn của bác sĩ. Với mỗi đối tượng, tình trạng bệnh, lứa tuổi và thể trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng, kê đơn dùng thuốc phù hợp.

Cách phòng tránh bệnh sổ mũi tại nhà hiệu quả nhất

Để tránh tình trạng hay bị sổ mũi cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, vận động, giữ vệ sinh môi trường sống thật tốt,… Cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp tăng sức đề kháng chống lại các vi khuẩn gây bệnh và hạn chế nguy cơ mắc sổ mũi. Cùng với đó, cần thực hiện một số biện pháp phòng tránh sổ mũi như:

  • Vệ sinh răng miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày
  • Ngủ nghỉ khoa học, luyện tập thể thao thường xuyên.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C vào các bữa ăn hằng ngày. Hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây kích ứng mũi khỏi thực đơn: hải sản, trứng, bia rượu,….
  • Vào mùa đông nên tắm bằng nước nóng, ăn uống thức ăn nóng ấm, giữ ấm cho cơ thể.
  • Uống nước mật ong cùng một ít chanh tươi vào mỗi buổi sáng hoặc ngậm nước mật ong ngâm quất, chanh đào,… có tác dụng thông mũi và rất tốt cho họng.
  • Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc.
  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường.
  • Tuyệt đối không dùng tay ngoáy mũi.

Bệnh sổ mũi là một triệu chứng bình thường của bệnh viêm mũi, nên bạn không nên quá lo lắng khi mắc phải. Nhưng cũng cùng cần chữa sớm vì bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng rất nguy hiểm. Nên thực hiện các cách làm trên để bảo vệ sức khỏe bản thân luôn luôn khoẻ mạnh nhé!

XEM THÊM

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, phẫu thuật mổ xoang, hiện nay người bệnh viêm xoang đang có xu hướng dịch chuyển sang sử dụng phương pháp xử lý bằng thảo dược thiên nhiên. Những cây cối tưởng chừng chỉ là cây cỏ nhưng lại có tác dụng rất tốt với người bị viêm xoang.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo